Có nên sử dụng acid salicylic trị mụn cóc hay không?

Mụn cóc là một loại bệnh trên da dù không nguy hiểm nhưng lại làm mất thẩm mỹ. Để trị mụn cóc có nhiều cách trong đó sử dụng acid salicylic trị mụn cóc là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả để trị mụn cóc, khi sử dụng đúng và kiên trì mụn cóc sẽ dần mờ đi. Viện Thẩm Mỹ YB Spa sẽ cung cấp cho bạn về cách sử dụng acid salicylic trong điều trị mụn cóc.

Acid salicylic là gì?

Công thức hóa học Acid salicylic
Acid salicylic là thuốc có khả năng trị mụn cóc rất hiệu quả và nhanh chóng

Acid salicylic là một chất thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và là một loại axit beta hydroxyl (BHA). Thường được dùng  trong các sản phẩm điều trị các bệnh về da đặc biệt như: Mụn, vảy nến, viêm da tiết bã, sẹo lồi, ngứa…

Ngoài ra, acid salicylic cũng xuất hiện trong mỹ phẩm với tác dụng trị thâm mụn, làm sáng da và tẩy tế bào chết. Lưu ý thuốc chỉ được sử dụng ngoài da.

Một số sản phẩm nổi tiếng có chứa acid salicylic:

  • Mỹ phẩm hỗ trợ trị mụn: The Ordinary Salicylic Acid 2% Solution, Blemish + Age Defense…
  • Sữa rửa mặt: Neutrogena Oil Free Acne Wash, Cerave Renewing SA Cleanser…
  • Kem tẩy tế bào chết: The Inkey List Beta Hydroxy Acid Exfoliant 2%, The Ordinary AHA 30% BHA 2% Peeling Solution..
  • Dầu gội trị gàu: Neutrogena T/Gel Denorex
  • Các loại thuốc trị mụn cóc bằng acid salicylic

 Tác dụng của acid salicylic trị mụn cóc là gì?

Acid salicylic được hấp thu dễ dàng qua da có tác dụng tẩy tế bào chết trên da, sát khuẩn nhẹ, kích thích tạo lớp da mới và bong da và giữ cho lỗ chân lông thông thoáng,… tùy theo nồng độ thuốc sẽ có các tác dụng với từng bệnh cụ thể. Riêng đối với tình trạng nổi mụn cóc ta cần sử dụng từ 17% đến 40%. Đối với tình trạng nghiêm trọng hơn cần phải có đơn thuốc từ bác sĩ.

Với cơ chế tương tự, khi sử dụng acid salicylic trị mụn cóc, các nốt mụn có lớp sần sùi sẽ tróc dần dần lớp sừng đó. Mụn sẽ từ từ xẹp xuống cảm giác sần sùi giảm bớt thay bằng cảm giác nhẵn mịn dần đến khi không còn mụn nữa. Với khả năng tái tạo da sẽ tránh để các vết sẹo sau mụn.

Dùng thuốc điều trị mụn cóc
Cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng thuốc trị mụn cóc để đạt được hiệu quả tốt nhất

Mỗi nồng độ acid salicylic khác nhau sẽ cho thời gian chữa trị khác nhau. Tuy nhiên với việc sử dụng nồng độ cao cho loại mụn cóc nhỏ chưa đến 5mm sẽ làm cho vùng da ở đó bị thương tổn.

Các loại mụn cóc có thể điều trị bằng acid salicylic

Mụn cóc thông thường

Là tình trạng các hạt mụn cóc nổi ở tay, không gây đau nhức. Tách biệt rõ ràng với các vùng da lành do có màu hơi vàng hoặc sậm hơn, đôi khi có màu đen do mạch máu tụ lại, kích thước nhỏ từ 2 đến 10mm mọc đơn lẻ hoặc thành nhóm.

Nổi mụn cóc trên tay
Mụn cóc thông thường trên ngón tay gây mất thẩm mỹ và tạo cảm giác khó chịu

Khi sờ sẽ có cảm giác sần sùi, hơi cứng, xuất hiện ở các vị trí từng bị thương tổn của tay khi không xử lý chung sẽ lây lan ra các vùng lân cận.

Mụn cóc bàn chân

Mụn cóc bàn chân có thể xuất hiện ở nơi vùng chịu nhiều áp lực như gót chân, lòng bàn chân, mặt dưới các ngón chân. Do tính chất ẩm của chân tạo điều kiện cho mụn có thể lây sang những phần khác của chân, kích thước có thể to lên và gây đau nhức cho người bệnh.

Khi ở giai đoạn đầu mụn sẽ phát triển dưới da, trên bề mặt da chỉ xuất hiện các nốt mụn nhỏ hơn 5mm, rộp, sần sùi, màu da, đen, nâu hoặc xám đen, sưng lên ở vị trí lòng bàn chân, hoặc có thể là mụn cóc ngón chân… Thời gian sau xuất hiện các mảng mô sẹo sau giai đoạn mụn cóc phát triển bên trong da. Các mạch máu bị vón cục hình thành các điểm đen xung quanh đầu mụn.

Mụn cóc ở dưới chân
Mụn cóc mọc ở lòng bàn chân gây khó khăn trong việc đi lại

Tiếp đến hình thành các vết chai sần không nhìn thấy được mạch máu trong lòng bàn chân. Lúc này khi người bệnh đi lại sẽ có cảm giác cộm, khó chịu, và đau nhức ở vị trí của mụn. Mụn sẽ ăn sâu vào bên trong da làm cho người bệnh có cảm giác như có viên sỏi khi mang giày.

Mụn cóc phẳng

Loại mụn cóc phẳng này có kích thước nhỏ, dẹt, có màu sẫm hơn màu da một chút thường xuất hiện thành cụm trên mặt, tay hoặc chân. Khi sờ sẽ cho cảm giác nhẵn không quá sần sùi, mềm như da bình thường, mụn có kích thước từ 1 – 5 mm xuất hiện với số lượng nhiều từ 20 – 100 nốt dọc theo vết trầy xước.

Mụn cóc phẳng xuất hiện trên mặt
Mụn cóc phẳng thường xuất hiện trên mặt và lây lan rất nhanh

Mụn cóc phẳng xuất hiện phổ biến hơn ở trẻ em và thanh niên chúng thường không gây triệu chứng nhưng khó điều trị.

Mụn cóc quanh móng

Xuất hiện xung quanh móng tay, móng chân, có thể gây nứt nẻ và biến dạng móng. Mụn cóc quanh móng nhỏ bằng đầu kim sau đó lớn dần lên phát triển thành cụm giống như súp lơ xung quanh móng và khi lan rộng các vết nứt gây đau dễ bị tách móng.

Mụn cóc trên nón tay
Mụn cóc xuất hiện quanh móng cái làm mất đi thẩm mỹ

Mụn có thể phát triển sâu dưới lớp móng gây tổn thương vĩnh viễn. Mụn cóc mọc quanh móng phải được xử lý sớm nhất để tránh tổn thương vĩnh viễn.

Mụn cóc dạng sợi

Đây là loại mụn cóc có hình dạng sợi mảnh rất đặc biệt, chúng nhưng những cây nấm nhỏ xuất hiện phổ biến trên mặt, quanh miệng, mũi cằm, đôi khi có ở tay và chân. Chúng có đặc điểm là những sợi dài mảnh nhưng sợi chỉ có màu trắng hoặc trùng màu da, gây ngứa tại nơi mọc lên. Có khả năng lây lan nhanh chóng nếu không được xử lý đúng cách.

Mụn cóc trên mặt
Mụn cóc dạng sợi mọc theo từng nhóm và khả năng lây lan rất nhan

Cách sử dụng và liều sử dụng acid salicylic

Acid salicylic có nồng độ thấp

Dùng thuốc bôi trị mụn cóc

Thuốc có chứa acid salicylic có nồng độ thấp được bán rất rộng rãi trên toàn quốc, hầu hết các nhà thuốc, các cơ sở chăm sóc da đều bán và không cần kê đơn thuốc.

Dù vậy nhưng nồng độ thích hợp để sử dụng trong điều trị mụn cóc với nồng độ thấp nhất là 17%. Chủ yếu dùng cho các loại mụn cóc nhỏ, mụn trong giai đoạn đầu để có hiệu quả tốt nhất.

Acid salicylic nồng độ thấp
Cách dùng acid salicylic nồng độ thấp dạng bôi trị mụn cóc hiệu quả

Cách sử dụng thuốc bôi acid salicylic để điều trị mụn cóc:

  1. Rửa sạch vùng da bằng xà phòng, ngâm nốt mụn với nước ấm để làm mềm mụn, giúp thuốc dễ thấm sâu vào da.
  2. Lau khô nước trên da và bôi thuốc trị mụn cóc.
  3. Sau đó dùng băng cá nhân dán lên vị trí mụn và để yên trong 12 đến 24 tiếng.
  4. Sau khi tháo băng dính, rửa sạch lại da và dung dụng cụ chà xát loại bỏ tế bào chết tốt hơn, lặp lại các công đoạn này cho đến khi khỏi.

Dùng miếng dán trị mụn cóc 

Tương tự như thuốc bôi, khi sử dụng miếng dán trị mụn cóc acid salicylic để điều trị mụn cóc cần chú ý làm sạch da, thay miếng dán sau 2 ngày/ lần lặp lại đến khi khỏi hoàn toàn.

Miếng dán mụn cóc acid salicylic
Cách dùng miếng dán acid salicylic trị mụn cóc ở chân

Lưu ý sau khi sử dụng phải chú ý không để da ở đó bị ẩm, sau khi dùng dụng cụ để tẩy tế bào chết của mụn phải sát khuẩn dụng cụ, vị trí xung quanh mụn và tay. Phải vệ sinh các đồ dùng cá nhân như: Khăn tắm, bấm móng,… để mụn không lây qua các vùng khác của da.

Acid salicylic có nồng độ cao

Acid salicylic có nồng độ cao 27.5%
Acid salicylic có nồng độ cao 27.5% dùng để trị mụn cóc chai cứng và lây lan cao

Cần phải biết khi dùng thuốc trị mụn cóc bằng acid salicylic có nồng độ cao hơn 17% phải có sự kiểm tra, thăm khám và hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn sau khi chỉ định tình trạng mụn đã phù hợp với việc sử dụng thuốc có nồng độ cao này. Thuốc chủ yếu dành cho mụn đã phát triển thành vùng da chai cứng, mụn dày, hoặc các sợi mụn to ra mọc cao và lan rộng đến vùng da xung quanh.

Lưu ý trong quá trình bôi thuốc, cần phải hạn chế không bôi thuốc  sang vùng da lành, da khoẻ. Nồng độ acid cao trong thuốc sẽ làm đau rát, làm mỏng da, mất lớp sừng bảo vệ, làm cho da trở nên nhạy cảm, dễ mắc các bệnh về da khác như mụn nhọt, thâm nám. Suốt thời gian sử dụng cảm thấy nóng, rát, nên ngưng dùng và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để xử lý.

Mạch máu bị giãn ra
Mạch máu lộ rõ vì da bị mỏng do dùng thuốc điều trị với nồng độ cao

Ngoài ra, khi sử dụng acid salicylic để trị mụn cóc, bệnh nhân cần bảo vệ, che chắn vùng da dùng thuốc cẩn thận khi ra ngoài bởi khi này, da đã được loại bỏ tế bào chết và vô cùng nhạy cảm, dễ bắt nắng, nóng rát khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Không tự ý sử dụng thuốc có nồng độ cao mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, không được sử dụng trong thời gian dài.

Tác dụng phụ khi sử dụng acid salicylic

Acid salicylic về tính chất vẫn là một acid, nó có tính chất ăn mòn da, làm mỏng bề mặt sừng của da gây ra nhiều tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào độ khoẻ mạnh của da.Tác dụng phụ thường gặp nhất đó là tình trạng da bị kích ứng nhẹ: Đỏ, rát, khô, bong tróc hoặc ngứa tại vùng bôi.

Sau khi tiếp xúc với da còn gây cảm giác châm chích nhẹ thường gặp ở người có da nhạy cảm. Nhưng đa số tác dụng này chỉ xuất hiện khi dùng thuốc ở thời gian đầu, sau khoảng 1 đến 2 ngày sau sẽ không còn xuất hiện tình trạng trên nữa.

Da bị bong tróc
Minh hoạ cho da bị bong tróc trong quá trình điều trị mụn

Tác dụng phụ ít gặp nhưng nghiêm trọng hơn trong quá trình sử dụng đó là tình trạng kích ứng mạnh ngay lần đầu sử dụng với nồng độ khá cao khiến da bị viêm, sưng đỏ nặng. Ngoài ra có thể phát ban ngứa dữ dội tại nơi thoa thuốc.

Ngoài ra dù rất ít gặp nhưng không phải không có tác dụng phụ vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe đó là nhiễm độc salicylate làm người sử dụng cảm thấy đau đầu, buồn nôn, ù tai chóng mặt…

Mụn bị viêm và kích đỏ
Da bị kích ứng làm nổi mụn viêm mủ do điều trị mụn cóc trên mặt

Do đó khi nhận thấy các biểu hiện bất thường sau khi dùng thuốc phải đến các trung tâm da liễu gần nhất để nhận hỗ trợ.

Các đối tượng không nên sử dụng acid salicylic trị mụn cóc

Nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, bạn nên cân nhắc các phương pháp điều trị khác hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng acid salicylic:

  • Người có da nhạy cảm, dễ kích ứng: Những người có làn da mỏng, dễ bị kích ứng, viêm đỏ có thể gặp phản ứng mạnh khi dùng acid salicylic với nồng độ cao.
  • Người bị dị ứng với salicylate: Nếu có dị ứng với salicylate, không nên dùng acid salicylic vì có thể gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng thậm chí ngộ độc.
  • Người có vết thương hở hoặc da bị tổn thương nặng: Không dùng trên vùng da có vết thương hở, viêm loét hoặc bị kích ứng vì có thể gây đau rát, nhiễm trùng.
  • Người bị tiểu đường hoặc rối loạn tuần hoàn: Người bị tiểu đường hoặc rối loạn tuần hoàn có nguy cơ bị nhiễm trùng cao nếu sử dụng acid salicylic để trị mụn cóc, đặc biệt trên bàn chân.
  • Người đang dùng thuốc điều trị khác trên vùng da đó: Nếu đang sử dụng các thuốc bôi khác như retinoids, benzoyl peroxide hoặc corticosteroid, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh kích ứng da quá mức.

Xem thêm: Đốt mụn cóc là gì? Những điều cần biết trước khi thực hiện

Các lưu ý khi sử dụng acid salicylic

  • Xác định đúng loại mụn cóc: Nên tìm hiểu kỹ để xác định loại mụn cóc mình mắc phải để có cách chữa trị hiệu quả nhất. Trong trường hợp không xác định được phải đến thăm khám bác sĩ để nhận liệu trình điều trị.
  • Kiểm tra tình trạng của da: Không dùng thuốc lên  các vùng da bị thương hở, viêm loét, kích ứng hoặc quá nhạy cảm.
  • Chỉ bôi lên vùng da cần điều trị: Không bôi lan rộng ra vùng da khỏe mạnh xung quanh để tránh kích ứng.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chống chỉ định trên hộp thuốc
  • Chú ý việc làm sạch và làm mềm vùng da trước khi bôi: Trước khi thoa acid salicylic, nên ngâm vùng da bị mụn cóc trong nước ấm khoảng 5-10 phút để làm mềm da, giúp thuốc thẩm thấu tốt hơn. Lau khô da trước khi bôi thuốc.
  • Sử dụng đúng liều lượng và tần suất: Chỉ sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì hoặc chỉ định của bác sĩ. Không lạm dụng quá nhiều lần trong ngày, vì có thể gây kích ứng hoặc làm khô da.
  • Theo dõi phản ứng của da, các tác dụng phụ của thuốc: Nếu xuất hiện đỏ, rát, sưng tấy hoặc kích ứng nghiêm trọng, cần ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Tránh tiếp xúc với mắt, miệng và vùng nhạy cảm: Nếu thuốc dính vào mắt, miệng hoặc vết thương hở, rửa sạch ngay bằng nước.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Acid salicylic làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng, vì vậy cần dùng kem chống nắng khi ra ngoài để tránh bị sạm da hoặc kích ứng.
  • Không dùng chung với các hoạt chất dễ gây kích ứng khác: Tránh sử dụng cùng lúc với retinoids, benzoyl peroxide, AHA hoặc các chất có tính tẩy mạnh để giảm nguy cơ kích ứng.
  • Kiên trì sử dụng: Điều trị mụn cóc bằng acid salicylic có thể mất thời gian, vì vậy cần sử dụng đều đặn để đạt kết quả tốt.

Cách bảo quản thuốc salicylic acid như thế nào?

Do cấu tạo của acid salicylic rất kém với nhiệt độ cao, do đó để đảm bảo thuốc vẫn giữ nguyên dược tính như ban đầu cần phải bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời. Để tránh nhiễm khuẩn làm giảm khả năng chữa trị của thuốc thì sau khi dùng phải đóng kín nắp. Kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua và trước khi dùng để bảo vệ da.

Kết luận

Acid salicylic trị mụn cóc có tác dụng rất tốt trong việc điều trị và hỗ trợ điều trị các loại mụn cóc trên da. Tuy nhiên thuốc vẫn có tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng, do đó khi cảm thấy không an tâm phải đến các trung tâm y tế để người có chuyên môn xử lý. Bên cạnh đó để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất phải sử dụng thuốc đúng liều lượng đúng với chỉ định, bảo quản thuốc đúng cách.

Hy vọng những thông tin mà YB Spa cung cấp đã giúp ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu triệt lông trị mụn hoặc làm đẹp như: phun xăm, chăm sóc da chuyên sâu… Hãy đến Viện Thẩm Mỹ YB Spa để được tư vấn và điều trị thích hợp nhé.

Viện Thẩm Mỹ YB Spa

Trị mụn Banner