Mụn cóc ở chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa

Mụn cóc ở chân là vấn đề da liễu phổ biến, đặc biệt là ở thanh thiếu niên, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Dù không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời, mụn cóc có thể gây khó khăn khi đi lại. Vậy nguyên nhân gây ra mụn cóc ở chân do đâu? Dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả là gì? Cùng YB Spa tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Bị mụn cóc ở chân là gì?

Mụn cóc ở chân thường xuất hiện dưới dạng các nốt sần nhỏ, thô ráp, có thể lồi lên hoặc phẳng. Ngoài ra, trên bề mặt nổi mụn cóc, người bệnh thường thấy những chấm đen nhỏ, chính là dấu hiệu của tắc nghẽn các mạch máu nhỏ.

Đây là hiện tượng do virus HPV xâm nhập vào da qua các vết cắt hoặc vết thương nhỏ dưới lòng bàn chân, đặc biệt khi chân tiếp xúc với môi trường ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh hoặc qua các vật dụng trung gian như giày dép, dụng cụ thể thao,…

Mặc dù mụn cóc ở chân không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, nó có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng mụn cóc phát triển, gây khó chịu khi vận động.

Mụn cóc ở dưới lòng bàn chân
Mụn cóc ở chân là các nốt sần nhỏ, thô ráp, có thể lồi lên hoặc phẳng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn cóc ở chân

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn cóc ở chân như sau:

  • Virus HPV có thể dễ dàng lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với làn da của người mắc mụn cóc, chẳng hạn như việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như giày dép, quần áo,…
  • Các vết trầy xước nhỏ hoặc vết thương hở do ngã, đứt tay,… có thể tạo điều kiện thuận lợi cho virus HPV xâm nhập và hình thành mụn cóc ở tay và các vị trí khác có vết thương hở.
  • Những người mắc các bệnh lý như tiểu đường, mỡ máu cao, hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai hoặc những người mắc HIV, lao phổi,… có nguy cơ cao bị mụn cóc ở chân.
  • Các vùng da bị tổn thương hoặc ẩm ướt thường xuyên luôn là môi trường lý tưởng cho virus HPV phát triển. Do đó, việc để da chân luôn trong trạng thái ẩm ướt hoặc không sạch sẽ chính là một yếu tố dẫn đến sự hình thành mụn cóc ở chân.
Mụn cóc ở ngón chân
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn cóc ở chân là do virus HPV

Những vị trí thường nổi mụn cóc ở chân

Mụn cóc ở chân thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Dưới đây là những vị trí phổ biến mà mụn cóc thường xuất hiện:

  • Lòng bàn chân: Mụn cóc ở lòng bàn chân thường có kết cấu phẳng, tiệp vào da do áp lực và trọng lượng cơ thể khi đi lại. Chúng thường xuất hiện dưới dạng các lỗ nhỏ được bao quanh bởi các lớp sừng cứng. Mụn cóc ở vị trí này có thể phát triển thành các cụm và gây khó chịu khi di chuyển.
  • Gót chân: Mụn cóc ở gót chân thường có hình tròn và được bao quanh bởi lớp sừng dày, thường là mụn cơm đơn lẻ. Loại mụn cóc này thường có điểm đen ở giữa, là do sự tắc nghẽn của các mao mạch.
  • Ngón chân: Thường có màu da hoặc nâu và bề mặt thường xuất hiện các chấm đen nhỏ. Theo thời gian, chúng có thể phát triển và lớn dần, tạo thành các nốt sần gây đau đớn.
  • Kẽ ngón chân: Mụn có ở kẽ ngón chân có thể mọc đơn lẻ hoặc thành các cụm. Chúng có kết cấu sần sùi và có thể chứa các chấm đen là những mạch máu nhỏ.
  • Xung quanh ngón chân: Mụn cóc quanh ngón chân có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của móng. Ban đầu, chúng có thể nhỏ nhưng sau đó sẽ phát triển lớn dần và lan ra các vùng da xung quanh, gây ra hiện tượng đau nhức và nứt móng.
Mụn cóc dẹp ở lòng bàn chân
Mụn cóc ở chân thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như gót, ngón, kẽ chân,…

Dấu hiệu mụn cóc ở chân

  • Chúng có hình dạng nổi lên, gồ ghề và có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm.
  • Mụn cóc khiến da ở vùng bị nổi trở nên dày, cứng và có thể chai sần theo thời gian, làm thay đổi kết cấu của da.
  • Mụn cóc thường có màu nâu, đen hoặc màu nhạt hơn so với những vùng da xung quanh, tạo ra sự khác biệt rõ rệt về màu sắc da.
  • Trên bề mặt mụn cóc thường xuất hiện những chấm đen nhỏ, đây là do sự tắc nghẽn của các mạch máu nhỏ bị tổn thương gây ra. Đây là cũng là hiệu đặc trưng để phân biệt mụn cóc với các loại tổn thương khác.
  • Một số trường hợp mụn cóc có thể phát triển thành các mô sẹo u nổi lên vùng bị mụn, khiến cho lòng bàn chân của hai chân trở nên không đồng đều.
  • Người bị có thể cảm thấy đau nhói  hoặc nhức buốt chân khi di chuyển, đặc biệt là khi vận động hoặc đứng quá lâu. Điều này là do mụn cóc đang bị chèn ép và chịu áp lực của cơ thể.
Mụn cóc thông cóc thông thường
Mụn cóc có hình dạng nổi lên, gồ ghề và có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm

Những đối tượng có nguy cơ nổi mụn cóc ở chân

Những đối tượng có nguy cơ nổi mụn có ở chân cao thường là những người có điều kiện sức khỏe không tốt hoặc có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, tạo điều kiện cho virus HPV xâm nhập vào cơ thể, bao gồm:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Lứa tuổi này thường có hệ miễn dịch kém, do đó dễ bị nhiễm virus HPV gây mụn cóc.
  • Người có hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch yếu như người bị nhiễm HIV/AIDS hoặc những người đã trải qua phẫu thuật cấy ghép nội tạng, không thể chống lại sự xâm nhập của virus HPV như người khỏe mạnh.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn cóc ở chân như:

  • Tổn thương ngoài da: Những vết trầy xước, vết thương hở hoặc các tổn thương ngoài da có thể tạo điều kiện cho virus HPV xâm nhập và phát triển, từ đó gây nổi mụn cóc.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân: Việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, dép đi hồ bơi với người bị mụn cóc có thể làm tăng khả năng lây nhiễm.
  • Sử dụng đồ dùng ở những nơi công cộng: Những nơi công cộng đông người qua lại là môi trường lý tưởng cho virus HPV phát triển và lây bệnh.
  • Thói quen cắn móng tay: Việc cắn móng tay hay gãi, cạo mụn cóc có thể tạo cơ hội cho virus lây lan từ vùng này sang vùng khác trên cơ thể.
Mụn cóc trên tay ở trẻ em
Trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ mang thai rất dễ mắc mụn cóc

Xem thêm: Mụn cóc sinh dục: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nổi mụn cóc ở chân có nguy hiểm không?

Mụn cóc ở chân không phải là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, chúng có thể gây ra một số biến chứng và vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển,…

Mụn cóc ở chân có lây lan không?

Mụn cóc ở chân rất dễ lây lan qua tiếp xúc với da, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt như bể bơi hoặc sử dụng chung khăn tắm. Vì vậy, khi có mụn cóc ở chân, bạn cần chú ý không để mụn cóc tiếp xúc với người khác và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để mụn cóc không lây lan sang những vùng khác trên cơ thể.

Một số cách điều trị mụn cóc ở chân

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị mụn cóc ở chân, từ thuốc bôi tại chỗ đến các liệu pháp y tế tiên tiến. Dưới đây là  những cách điều trị mụn cóc phổ biến và hiệu quả.

Điều trị bằng thuốc bôi

Một trong những cách điều trị mụn cóc ở chân đơn giản và hiệu quả là sử dụng thuốc bôi. Các loại thuốc bôi như thuốc mỡ salicylic, với nồng độ từ 10% đến 40%, có tác dụng phá hủy các tế bào sừng và loại bỏ mụn cóc.

Ngoài ra, các loại thuốc trị mụn cóc khác như Acid trichloracetic, kem tretinoin, và thuốc Sulfat kẽm cũng được sử dụng để điều trị mụn cóc, giúp làm bong lớp da bị tổn thương  và làm sạch các vết mụn cóc.

Bôi thuốc trị mụn cóc
Điều trị mụn cóc ở chân bằng thuốc bôi là phương pháp đơn giản và hiệu quả

Sử dụng các phương pháp y tế

Nếu thuốc bôi không mang lại hiệu quả hoặc mụn cóc có kích thước lớn, bạn có thể tham khảo các phương pháp y tế hiện đại như:

  • Phương pháp điện đốt: Sử dụng dòng điện cao tần để đốt mụn cóc, giúp phá vỡ cấu trúc tế bào ở vị trí bị mụn. Phương pháp này thích hợp với mụn cóc có kích thước nhỏ hơn 1cm vì ít gây đau đớn khi điều trị.
  • Laser: Sử dụng laser Co2 hoặc laser Nd:YAG để phá vỡ các tế bào bị tổn thương. Phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng chi phí thực hiện lại khá cao. Ngoài ra, laser còn có ưu điểm là ít đau và ít để lại sẹo, phù hợp cho những trường hợp có nhiều mụn cóc nhỏ.
  • Liệu pháp lạnh (Cryotherapy): Sử dụng nitơ lỏng để làm đông lạnh mụn cóc, gây phồng rộp và bong tróc lớp da bị nhiễm trùng. Phương pháp này trị mụn cóc rất hiệu quả và ít đau hơn so với laser, tuy nhiên nếu mụn cóc quá lớn cần phải thực hiện nhiều lần mới dứt điểm.
  • Tiểu phẫu: Khi mụn cóc lớn hoặc khó điều trị bằng các phương pháp khác, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ mụn cóc. Mặc dù đây là phương pháp hiệu quả, nhưng có thể để lại sẹo và gây đau đớn trong quá trình điều trị.
Điều trị mụn cóc bằng laser
Sử dụng các phương pháp y tế để trị mụn cóc như laser, điện đốt, tiểu phẫu,…

Biện pháp phòng ngừa mụn cóc ở chân

Việc phòng ngừa sự xuất hiện của mụn có là điều hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua một số biện pháp đơn giản và hiệu quả dưới đây:

  • Không chạm tay vào mụn cóc của người khác, cũng như không tự ý cạy hoặc làm vỡ mụn cóc trên cơ thể mình. Vì virus HPV gây ra mụn cóc rất dễ lây lan qua tiếp xúc da trực tiếp.
  • Nếu lỡ vô tình chạm vào mụn cóc, hãy rửa tay ngay lập tức bằng xà phòng và nước, đồng thời sử dụng dung dịch sát khuẩn để ngăn ngừa sự lây nhiễm.
  • Luôn lau tay chân khô ráo và thay vớ sạch mỗi ngày, vì môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của virus HPV.
  • Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân như dụng cụ dũa móng, cắt móng hay giày dép với người khác. Vì việc chia sẻ những đồ vật này có thể khiến virus HPV dễ dàng lây lan và phát triển.
  • Không đi chân trần ở những khu vực ẩm ướt và công cộng như phòng thay đồ, hồ bơi, phòng tập gym,… là những nơi có nguy cơ lây nhiễm virus cao.
  • Đảm bảo vệ sinh giày dép và thay tất vớ hàng ngày để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển.
  • Những nghề nghiệp như thợ giết mổ gia súc, trồng hoa hay những công việc liên quan đến tiếp xúc với đất và động vật có thể có nguy cơ mắc mụn cóc cao. Vì vậy, việc sử dụng đồ bảo hộ lao động đầy đủ trong những trường hợp này là rất quan trọng.

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên mà YB Spa đã cung cấp sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về các nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa mụn cóc ở chân lây lan hiệu quả. Nếu như bạn đang có nhu cầu triệt lông, trị mụn hoặc làm đẹp như, phun xăm, chăm sóc da chuyên sâu,… Hãy đến ngay Viện Thẩm Mỹ YB Spa để được tư vấn và lên phác đồ điều trị thích hợp nhé.

Thông tin liên hệ Viện Thẩm Mỹ YB Spa:

Bài viết liên quan:

Trị mụn Banner