Mụn nhọt ở bụng: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Mụn nhọt ở bụng là các nốt mụn gây đau nhức, có mủ ở đầu mụn, vùng xung quanh mụn có màu đỏ. Tình trạng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nhiễm trùng da, lỗ chân lông bít tắc đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Trong bài viết dưới đây, Viện Thẩm Mỹ YB Spa sẽ cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân cụ thể cũng như các cách điều trị mụn nhọt ở bụng tại nhà.

Tình trạng và nguyên nhân nổi mụn nhọt ở bụng

Tình trạng nổi mụn nhọt ở bụng

Mụn nhọt ở bụng là những mụn có màu trắng đục ở đầu, vị trí xung quanh mụn sưng đỏ và đau. Nổi mụn nhọt có thể nổi riêng lẻ hoặc nhiều nốt tập trung lại thành một nốt lớn trên da gọi là nhọt cụm.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mụn nhọt ở bụng thường là:

  • Bị nhiễm trùng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) xâm nhập qua các nang lông ở bụng. Vi khuẩn sẽ phát triển và làm hoại tử nang lông dẫn đến phản ứng viêm của cơ thể hình thành nên mụn.
  • Do lông mọc ngược phát triển thành u nang mà không xử lý sẽ phát triển thành mụn nhọt ở bụng hay mụn nhọt ở tay.
  • Không vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Mồ hôi, bụi bẩn tích tụ sau một ngày khi không được vệ sinh sẽ làm tắc lỗ chân lông tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi gây mụn nhọt.
  • Những vết trầy xước hoặc do việc cạo lông không đúng cách làm lông mọc ngược khiến vi khuẩn xâm nhập vào da gây mụn nhọt.
  • Lựa chọn quần áo không có tính thấm hút mồ hôi hoặc quá chật chội làm cơ thể không thể tiết ra mồ hôi cũng gây mụn.
Mụn nhọt ở bụng gây sưng tấy
Lông mọc ngược gây viêm nang lông khiến nổi mụn nhọt ở bụng

Ngoài ra, còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt ở bụng như:

  • Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai hoặc mãn kinh có thể làm tăng tiết bã nhờn tạo điều kiện cho mụn nhọt hình thành.
  • Ăn nhiều đồ ngọt, dầu mỡ và đồ ăn cay nóng có thể làm nóng trong người tăng nguy cơ bị mụn nhọt.
  • Stress, mất ngủ, các bệnh lý mãn tính như tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến người bệnh dễ mắc mụn nhọt hơn.

Một số cách trị mụn nhọt ở bụng an toàn

Nhìn chung nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn được chia làm 2: do viêm nang lông và do lông mọc ngược.

Nguyên nhânCách trị
Do lông mọc ngược
  • Ngừng việc cạo lông bụng lại. Để tránh làm nặng thêm tình trạng lông
  • Chườm ấm và kéo dài để kéo các lông mọc ngược ra
  • Cẩn thận kéo lông ra ngoài
  • Tẩy tế bào chết
  • Sử dụng các loại kem chống viêm: Bioderma Cicabio, EczoDerm Eczestop
Do viêm nang lông
  • Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
  • Tránh cào gãi, kích thích tổn thương
  • Dùng thêm các thuốc bôi và kháng sinh

Dùng thêm kem bôi để hỗ trợ trị mụn nhọt ở bụng

Thuốc trị nhọt Isotisun 10

Trong thuốc có chứa isotretinoin có nguồn gốc từ vitamin A, thường được sử dụng cho tình trạng mụn trứng viêm, mụn nhọt ở mức độ nặng hoặc khá nặng. Thuốc Isotisun có khả năng kiểm soát dầu, tái tạo da và giảm viêm nên rất được ưa chuộng trong trị mụn.

Thuốc trị mụn nhọt isotretinoin
Thuốc chứa isotretinoin có tác dụng trị mụn nhọt ở bụng giúp làm giảm viêm

Thuốc bôi mụn nhọt Acid Azelaic

Acid azelaic có khả năng kiểm soát tiết dầu, giúp ngăn chặn sự tắc nghẽn lỗ chân lông và ngăn sự hình thành của mụn nhọt hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm thuốc trị mụn nhọt có thể làm loại bỏ tế bào chết và tăng cường quá trình tái tạo tế bào da giúp da trở nên mềm mịn hơn.

Thuốc bôi mụn nhọt Acid Azelaic
Thuốc bôi mụn nhọt Acid Azelaic có tác dụng ngăn mụn nhọt ở bụng

Kem trị mụn nhọt Axit salicylic

Axit salicylic giúp giảm mụn nhanh chóng chỉ sau 1-2 ngày sử dụng. Kem có tác dụng kháng khuẩn và kiểm soát lượng dầu thừa trên da cũng như thanh tẩy lớp tế bào chết để ngăn ngừa mụn.

Kem trị mụn nhọt axit salicylic
Kem trị mụn nhọt axit salicylic có tác dụng kháng vi khuẩn gây mụn

Doxycycline

Doxycyclin là kháng sinh thuộc nhóm tetracylin, tổng hợp từ oxytetracyclin, có tác dụng kìm khuẩn. Làm giảm bớt tình trạng viêm của mụn nhọt ở bụng

Azithromycin 500mg

Là thuốc kháng sinh dùng để điều trị các tình trạng da bị nhiễm khuẩn. Cũng có tác dụng trong điều trị mụn nhọt ở bụng.

Klenzit C

Klenzit C có thành phần kháng sinh Clindamycin – làm ức chế quá trình sống của vi khuẩn gây mụn nhọt – cho nên có khả loại bỏ mụn nhanh chóng, hiệu quả. Thuốc còn giúp giảm tình trạng viêm da, làm dịu sưng đỏ và đau từ mụn nhọt. Khiến cảm giác khó chịu khi sờ sẽ biến mất nhanh chóng.

Thuốc bôi Klenzit C
Thuốc bôi Klenzit C có tác dụng trong điều trị mụn nhọt ở bụng rất hiệu quả

Mặc khác thuốc có tác dụng phụ làm khô da, tróc vảy, nóng rát hay ngứa có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó trong trường hợp mẫn cảm với thuốc phải ngừng ngay lập tức, phải tránh để thuốc dính vào các vết thương hở, không được để dính vào tay, mắt, không được uống, vì dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ngoài ra do thành phần của thuốc chứa chất kháng sinh, điều đó làm xuất hiện tình trạng lờn thuốc. Dược tính của kem thoa sẽ không còn tác dụng. Để tránh trường hợp đó, người dùng phải chú ý đến việc giữ vệ sinh vùng da, không để mụn tái đi tái lại nhiều lần. Nếu cần phải gặp người có chuyên môn để được tư vấn.

Cách chăm sóc vùng da bị mụn nhọt ở bụng

  • Giữ vùng da sạch sẽ: Tắm rửa bằng các loại xà phòng dịu nhẹ không gây kích ứng.
  • Không nặn mụn nhọt: tránh làm mụn trở nặng lan ra vùng da xung quanh.
  • Chọn quần áo thoáng mát: Không làm bí da, tắc lỗ chân lông
  • Hạn chế thực phẩm gây kích ứng như: Đồ nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, sữa…

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng, các nốt mụn không thu nhỏ lại, các triệu chứng sưng, đau rát ở mụn không giảm bớt dù sử dụng thuốc thì phải tới gặp bác sĩ để có thể chữa trị kịp thời.

Một số câu hỏi thường gặp

Mụn nhọt nổi ở bụng có gây nguy hiểm gì không?

Mụn nhọt ở bụng không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu ở tình trạng nhẹ. Nhưng nếu không được can thiệp và điều trị đúng cách thì mụn sẽ trở nặng thành các ổ áp xe gây nhiễm trùng diện rộng.

Mụn nhọt ở bụng có lây không?

Mụn nhọt không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên do việc làm vỡ ổ mụn, làm lây lan dịch mụn mà không khử trùng sau đó sẽ có khả năng làm lây nhiễm mụn.

Ngoài ra khi dịch tiếp xúc với các vết thương cũng làm tăng nguy cơ lây mụn. Do đó cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, không nên dùng chung khăn lau, cây lấy mụn,… với người khác. Hạn chế chạm vào mụn để không làm vỡ mụn.

Mụn nhọt ở bụng có thể gây ra biến chứng gì?

  • Ổ áp xe lan rộng: Nếu mụn nhọt ở bụng không được xử lý đúng cách, làm lây lan dịch mủ dễ tạo thành áp xe, gây viêm mô, hoại tử mất nhiều máu và làm biến dạng vùng da ở đó.
  • Nhiễm trùng huyết: Các mạch máu dưới mụn bị vỡ vi khuẩn từ đó di chuyển vào máu gây nhiễm trùng máu. Cần phải xử lý kịp thời nếu không sẽ gây suy đa tạng, sốc phản vệ thậm chỉ tử vong.
  • Sẹo và biến dạng da: Quá trình viêm nhiễm kéo dài và việc tự ý nặn mụn có thể dẫn đến sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng da.
  • Mụn tái phát: Nếu nguyên nhân cơ bản (như vệ sinh không đảm bảo hay thay đổi nội tiết) không được khắc phục, mụn nhọt có thể tái phát.

Kết luận

Mụn nhọt ở bụng dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều khó khăn trong các hoạt động sống. Khi phát hiện ra bệnh cần phải xử lý kịp thời không để bệnh trở nặng. Trong trường hợp không khỏi cần đến trung tâm để thăm khám kịp thời.

Trị mụn Banner