Mụn nhọt không chỉ gây đau nhức mà còn có thể để lại sẹo và biến chứng nếu không điều trị đúng cách. Sử dụng thuốc trị mụn nhọt phù hợp giúp kiểm soát viêm nhiễm, giảm sưng đau và đẩy nhanh quá trình lành da. Bài viết dưới đây, YB Spa sẽ giới thiệu đến bạn một số loại thuốc thường được sử dụng để trị mụn nhọt và những lưu ý quan trọng khi dùng.
Một số loại mụn nhọt thường gặp
Loại mụn nhọt | Đặc điểm | Nguyên nhân | Vị trí thường gặp |
Mụn bọc |
|
|
|
Mụn nhọt cụm hoặc chùm |
|
|
|
U nang lông |
|
|
|
Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ |
|
|
|
Lưu ý: Nếu gặp tình trạng nổi mụn nhọt nghiêm trọng, tái phát nhiều lần hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, bạn nên đến bác sĩ để có hướng điều trị an toàn!
Các loại thuốc trị mụn và cách dùng
Thuốc kháng sinh
Kháng sinh đường uống
Thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn trứng cá ở mức độ vừa và nặng. Chúng có tác dụng giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa tình trạng lan rộng. Tùy theo tình trạng mụn mà thuốc kháng sinh có thể được sử dụng dưới dạng đường uống hoặc bôi ngoài da.
Các loại phổ biến:
- Tetracycline: là một loại kháng sinh phổ rộng được sử dụng để điều trị mụn nhọt khi tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời kiểm soát tình trạng viêm ở tuyến bã nhờn. Nhờ đó, làn da có thể phục hồi nhanh hơn và hạn chế nguy cơ để lại sẹo.
- Macrolid: Erythromycin, Azithromycin thường được dùng cho phụ nữ mang thai hoặc những người không dung nạp được tetracyclin.

Cách dùng:
- Thuốc được uống theo chỉ định của bác sĩ, thường kéo dài từ 6–12 tuần.
- Thường kết hợp với các loại thuốc bôi ngoài da như benzoyl peroxide hoặc retinoids để tăng hiệu quả và giảm nguy cơ kháng thuốc.
Kháng sinh bôi ngoài da
Kháng sinh bôi ngoài da được sử dụng để điều trị mụn viêm nhẹ đến trung bình, đặc biệt khi mụn chỉ xuất hiện ở một vùng da cụ thể như mụn nhọt ở tai, mông, mặt…
Các loại phổ biến:
- Erythromycin: Một loại kháng sinh phổ biến, thường được kết hợp với benzoyl peroxide để tăng hiệu quả và giảm nguy cơ kháng thuốc.
- Clindamycin: Có tác dụng kháng viêm mạnh, thường được kết hợp với các loại thuốc bôi khác để đạt hiệu quả tối ưu.
Cách dùng:
- Thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn, thường 1–2 lần/ ngày.
- Sử dụng trong thời gian 2–3 tháng và kết hợp với các phương pháp điều trị khác để tăng hiệu quả.
Thuốc bôi ngoài da không chứa kháng sinh
Thuốc bôi ngoài da không chứa kháng sinh thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt nhẹ đến trung bình tập trung vào việc giảm viêm, kiểm soát bã nhờn và ngăn ngừa bít tắc nang lông.
Benzoyl Peroxide
Benzoyl peroxide là một trong những thành phần phổ biến nhất trong điều trị mụn nhọt nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn (Propionibacterium acnes), giảm viêm và ngăn ngừa mụn mới. Thuốc thường được thoa lên vùng da bị mụn 1–2 lần mỗi ngày, bắt đầu với nồng độ thấp (2.5–5%) để tránh kích ứng.
Tuy nhiên, cần che chắn cẩn thận khi ra ngoài vì thuốc khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Một số tác dụng phụ có thể gặp bao gồm khô da, bong tróc, mẩn đỏ hoặc cảm giác châm chích nhẹ.

Retinoids (Tretinoin, Adapalene, Tazarotene)
Retinoids là dẫn xuất của vitamin A, giúp làm sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa bít tắc và thúc đẩy tái tạo tế bào da. Thuốc thường được sử dụng vào buổi tối, bắt đầu với 2–3 lần/ tuần để da quen dần trước khi tăng tần suất.
Khi dùng, cần tránh kết hợp đồng thời với benzoyl peroxide để đảm bảo hiệu quả. Một số tác dụng phụ bao gồm khô da, mẩn đỏ và tăng nhạy cảm với ánh nắng, vì vậy cần sử dụng kem chống nắng ban ngày.
Axit Salicylic
Axit salicylic có tác dụng loại bỏ tế bào chết và giảm bít tắc lỗ chân lông, đồng thời làm dịu vùng da bị mụn nhờ đặc tính kháng viêm nhẹ. Thuốc thường được thoa trực tiếp lên vùng mụn 1–2 lần/ ngày hoặc sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, toner.
Tuy nhiên, nếu sử dụng quá mức, axit salicylic có thể gây kích ứng hoặc làm khô da.
Niacinamide
Niacinamide là một thành phần đa năng, giúp kiểm soát bã nhờn, giảm viêm và làm dịu da. Đồng thời, nó hỗ trợ làm sáng da và giảm thâm mụn hiệu quả. Thuốc có thể được sử dụng 1–2 lần/ ngày và dễ dàng kết hợp với các sản phẩm khác như retinoids hoặc axit salicylic. Đặc biệt, niacinamide phù hợp với mọi loại da và ít gây kích ứng.

Axit Azelaic
Axit azelaic là một lựa chọn lý tưởng cho những người có làn da nhạy cảm hoặc phụ nữ mang thai. Thành phần này không chỉ kháng khuẩn, kháng viêm mà còn giúp làm sáng da, giảm thâm mụn và làm đều màu da.
Thuốc được sử dụng 2 lần/ ngày mang lại hiệu quả tốt mà ít gây kích ứng. Một số tác dụng phụ nhẹ như ngứa hoặc cảm giác châm chích có thể xảy ra trong thời gian đầu sử dụng.
Xem thêm: Mụn nhọt ở đùi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Thuốc uống
Thuốc uống trị mụn nhọt thường được chỉ định cho những trường hợp mụn trứng cá mức độ vừa và nặng, khi các phương pháp điều trị tại chỗ không mang lại hiệu quả. Các loại thuốc uống này có tác dụng toàn diện, giúp giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn và điều hòa các yếu tố gây mụn trong cơ thể.
Thuốc kháng sinh
- Macrolid: Đây là nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá, đặc biệt là khi mụn do vi khuẩn gây ra. Macrolid giúp giảm viêm và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
- Tetracyclin: Thuốc này cũng rất phổ biến trong điều trị mụn trứng cá. Tetracyclin có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giúp giảm sưng tấy và viêm nhiễm do mụn.

Thuốc tránh thai phối hợp
Các loại thuốc tránh thai phối hợp chứa estrogen và progestin có thể giúp điều hòa nội tiết tố, từ đó giảm mụn trứng cá, đặc biệt là mụn do thay đổi nội tiết tố.
Cách dùng: Thuốc tránh thai phối hợp thường được sử dụng cho các trường hợp mụn do rối loạn nội tiết, đặc biệt là ở phụ nữ.
Isotretinoin
Là một dạng dẫn xuất của vitamin A, isotretinoin là thuốc được sử dụng cho các trường hợp mụn trứng cá nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Cách dùng: Thuốc này giúp giảm tiết bã nhờn, tái tạo tế bào da và giảm viêm hiệu quả.
Ưu điểm: Là một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị mụn trứng cá nặng, giúp điều trị triệt để mụn.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị mụn nhọt
Dưới đây là một số điều cần nhớ khi bạn sử dụng thuốc trị mụn nhọt:
Luôn tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
Nếu bác sĩ kê đơn thuốc trị mụn nhọt, nhất là các loại kháng sinh (dạng uống hoặc bôi), bạn cần tuân theo đúng liều lượng và cách dùng được chỉ định. Nếu tự ý mua hay thay đổi liều thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể khiến vi khuẩn trở nên kháng thuốc, gây nhiễm trùng lan rộng và để lại sẹo.
Chăm sóc sạch sẽ vùng da bị mụn
Trước khi thoa thuốc bôi hãy làm sạch vùng da bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng để loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết giúp thuốc thẩm thấu tốt hơn vào da. Ngoài ra, cố gắng không nặn, bóp hay vỡ mụn nhọt vì có thể khiến vi khuẩn lan rộng và để lại sẹo không đẹp.
Chú ý đến tác dụng phụ của thuốc
Thuốc trị mụn nhọt có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng, da khô, đỏ hay thậm chí là phản ứng dị ứng. Nếu dùng thuốc kháng sinh đường uống có thể bạn sẽ gặp các triệu chứng như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt hoặc da trở nên nhạy cảm với ánh nắng.
Đặc biệt, những người có cơ địa dị ứng hoặc phụ nữ đang mang thai (hoặc có ý định mang thai) cần phải trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị.
Kiên trì theo lộ trình điều trị và tái khám đúng hẹn
Hiệu quả của thuốc không xuất hiện ngay lập tức thường cần từ vài tuần đến vài tháng mới thấy được sự cải thiện. Vì thế, bạn hãy kiên trì sử dụng thuốc theo đúng lịch trình mà bác sĩ đề ra và trở lại tái khám định kỳ.
Qua đó, bác sĩ có thể theo dõi mức độ cải thiện và điều chỉnh liệu trình điều trị nếu cần, giúp bạn đạt được kết quả tối ưu và an toàn.

Nhớ rằng, điều trị mụn nhọt đúng cách không chỉ giúp kiểm soát nhiễm trùng mà còn giảm nguy cơ để lại sẹo và các biến chứng khác. Hãy luôn trao đổi với bác sĩ và tuân thủ các chỉ dẫn để làn da của bạn được chăm sóc tốt nhất!
Một số câu hỏi thường gặp
Có nên trị mụn nhọt bằng cách đắp lá tại nhà?
Đắp lá trị mụn nhọt có thể giúp làm dịu da nhẹ, nhưng chưa được chứng minh hiệu quả khoa học và có thể gây kích ứng da nếu không vệ sinh đúng cách. Nếu mụn nhọt nặng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả hơn.
Kết luận
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về các loại thuốc trị mụn nhọt và những lưu ý quan trọng khi sử dụng chúng. Hãy luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ, chăm sóc da đúng cách để đạt được hiệu quả an toàn. Nếu có dấu hiệu bất thường hoặc mụn không thuyên giảm, đừng ngần ngại tìm đến sự tư vấn của chuyên gia da liễu để kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị.