Mụn bọc viêm sưng đỏ không chỉ gây đau nhức mà còn tiềm ẩn nguy cơ để lại thâm và sẹo rỗ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này với các phương pháp điều trị mụn viêm sưng đỏ tại nhà an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây, YB Spa sẽ gợi ý cho bạn 15 cách trị mụn bọc tại nhà đơn giản, dễ thực hiện để giúp làn da phục hồi nhanh chóng và sáng khỏe hơn.
Mụn bọc là loại mụn gì?
Mụn bọc là loại mụn viêm sưng đỏ, đôi khi chứa mủ và thường xuất hiện do tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc lâu ngày bởi sự tích tụ của bụi bẩn, dầu thừa, bụi bẩn, tế bào chết, mỹ phẩm hoặc vi khuẩn,…
Có nên trị mụn bọc tại nhà không?
Việc điều trị mụn bọc tại nhà có thể phù hợp trong trường hợp mụn nhẹ và tình trạng viêm không quá nặng. Tuy nhiên, với loại mụn dễ gây sưng viêm và để lại sẹo như mụn bọc, thì tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương lâu dài cho làn da.
15 cách trị mụn bọc tại nhà
Giấm táo
Giấm táo được xem là một phương pháp hiệu quả để điều trị mụn bọc tại nhà, đặc biệt khi tình trạng mụn sưng viêm to và lan rộng. Nhờ đặc tính giàu axit hữu cơ nên giấm táo có thể giúp làm sạch dầu thừa, bụi bẩn trên da, kháng nấm và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời, axit lactic trong giấm táo còn hỗ trợ làm mờ thâm sẹo và giúp da phục hồi nhanh chóng hơn.
Cách trị mụn bọc bằng giấm táo cụ thể như sau:
- Lấy 1 – 2 giọt giấm táo.
- Thoa trực tiếp lên các nốt mụn bọc, đặc biệt ở vùng mũi.
- Để giấm táo khô tự nhiên trên da và giữ yên khoảng 15 phút.
- Rửa sạch lại mặt bằng nước ấm.
Tần suất thực hiện: Phương pháp này nên áp dụng 1 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý là giấm táo chỉ phù hợp với những nốt mụn sưng đỏ và cần xử lý nhanh, còn đối với các loại mụn bọc mới hình thành thì bạn nên cân nhắc các phương pháp điều trị khác để tránh gây kích ứng cho da.
Nha đam
Nha đam là một nguyên liệu tự nhiên lành tính, có đặc tính chống viêm, giảm sưng và hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi những tổn thương trên da. Bên cạnh đó, trong gel nha đam còn chứa hợp chất aloin, một chất có khả năng làm mờ sắc tố da, cải thiện các vết thâm sau mụn và giúp da sáng mịn hơn.
Để trị mụn bọc tại nhà bằng nha đam, bạn có thể thực hiện theo cách đơn giản sau:
- Nha đam gọt bỏ vỏ, rửa sạch và lấy phần gel bên trong.
- Thoa trực tiếp nha đam lên vùng da có mụn bọc.
- Giữ gel trên da khoảng 15 – 20 phút để các dưỡng chất thẩm thấu.
- Rửa lại mặt bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng.
Tần suất thực hiện: Phương pháp này có thể áp dụng 2 – 3 lần mỗi tuần để giảm tình trạng mụn viêm, làm dịu da và hỗ trợ phục hồi da nhanh chóng.
Mật ong kết hợp với quế
Trong mật ong enzyme tự nhiên giúp sản sinh hydrogen peroxide – một chất kháng khuẩn mạnh, hỗ trợ làm sáng da và giảm viêm. Trong khi đó, quế lại giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng hiệu quả điều trị mụn và ngăn ngừa sự hình thành của mụn mới.
Bời vậy mà, mật ong kết hợp với quế là một hỗn hợp tự nhiên giúp giảm mụn bọc hiệu quả nhờ khả năng chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
Cách trị mụn bọc bằng mật ong với quế cụ thể như sau:
- Trộn 1 thìa mật ong nguyên chất với ½ thìa bột quế.
- Thoa hỗn hợp này lên vùng da có mụn bọc.
- Để mặt nạ trên da khoảng 15 – 20 phút.
- Rửa mặt sạch lại bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng.
Tần suất thực hiện: Phương pháp này có thể áp dụng 2 – 3 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
Chườm đá
Chườm đá là một phương pháp đơn giản nhưng giúp giảm đau, sưng viêm và làm dịu da hiệu quả do mụn bọc gây ra.
Hướng dẫn cách chườm đá trị mụn bọc tại nhà:
- Chuẩn bị một vài viên đá nhỏ và một chiếc khăn sạch.
- Bọc đá trong khăn, tránh để đá tiếp xúc trực tiếp với da để hạn chế nguy cơ gây kích ứng.
- Nhẹ nhàng chườm khăn chứa đá lên vùng da mụn khoảng 10 – 15 phút.
Tần suất thực hiện: Lặp lại phương pháp này 3 – 4 lần/ngày để giảm cảm giác đau nhức, hỗ trợ thu nhỏ vùng sưng và làm dịu vết mụn.
Lá tía tô
Trong lá tía tô chứa nhiều tinh dầu với khả năng tiêu viêm và kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, loại tinh dầu này còn giúp giảm sưng tấy, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da do mụn bọc gây ra.
Để trị mụn bọc tại nhà bằng lá tía tô, bạn có thể áp dụng theo cách đơn giản sau:
- Rửa sạch lá tía tô tươi, giã hoặc xay nhuyễn để lấy nước cốt.
- Thoa nước cốt trực tiếp lên vùng da bị mụn bọc.
- Giữ nguyên trên da khoảng 15 – 20 phút và rửa mặt lại bằng nước ấm.
Tần suất thực hiện: Thực hiện 2 – 3 lần/tuần giúp da trở nên mềm mại và khỏe mạnh hơn.
Trà xanh
Trà xanh được nhiều người tin dùng trong việc hỗ trợ điều trị mụn bọc, nhờ chứa các dưỡng chất có lợi cho da. Đặc biệt, polyphenol catechin trong trà xanh có khả năng chống viêm tự nhiên, giúp làm dịu các nốt mụn viêm sưng đỏ. Bên cạnh đó, trà xanh còn giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và ngăn ngừa lão hóa da trước sự tác động của các gốc tự do.
Ngoài ra, một thành phần nổi bật khác có trong trà xanh là epigallocatechin gallate (EGCG). Chất này giúp làm giảm tăng tiết bã nhờn và dầu thừa trên da, từ đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, giảm tình trạng mụn bọc sưng viêm hiệu quả.
Dưới đây là các bước trị mụn bọc tại nhà bằng trà xanh:
- Bước 1: Pha 1/4 thìa bột trà xanh với 1/2 cốc nước ấm, khuấy đều cho bột trà xanh tan hoàn toàn.
- Bước 2: Đổ hỗn hợp vào khay làm đá và đặt vào ngăn đông tủ lạnh.
- Bước 3: Khi đá đã đông, lấy viên trà xanh ra và massage nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn.
- Bước 4: Rửa mặt sạch lại bằng nước mát.
Gel hoặc tinh dầu tràm trà
Nhờ đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn nên gel và tinh dầu tràm trà không chỉ giúp giảm viêm mà còn hỗ trợ ngăn ngừa hình thành sẹo do mụn bọc gây ra trên da.
Bạn có thể thoa trực tiếp một lượng nhỏ gel hoặc tinh dầu tràm trà lên nốt mụn. Tuy nhiên, nếu da bạn đang nhạy cảm và dễ kích ứng thì bạn nên pha loãng tinh dầu với nước ấm để uống.
Thời điểm thích hợp để sử dụng tinh dầu tràm trà là vào buổi tối vì lúc này da sẽ hấp thụ dưỡng chất tốt hơn và tránh được tác động của ánh nắng mặt trời. Nếu bạn muốn sử dụng vào buổi sáng, nhớ chống nắng đầy đủ để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
Thực phẩm chức năng chứa kẽm
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể như sản xuất nội tiết tố, trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch,… Khi nồng độ kẽm trong cơ thể thấp có thể gây nổi mụn bọc trên da, do đó việc bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm giàu kẽm hoặc tiện lợi hơn là các loại thực phẩm chức năng chứa kẽm là điều cần thiết.
Tuy nhiên, kẽm khó hấp thụ qua da nên việc bổ sung qua đường uống được khuyến nghị từ 20 – 45 mg/ngày. Ngoài ra, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn như kích thích ruột hoặc đau dạ dày, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Hoạt chất bôi da điều trị
Sử dụng các hoạt chất bôi ngoài da không chỉ giúp làm giảm sưng viêm mà còn hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông và cải thiện bề mặt da. Dưới đây là các hoạt chất bôi ngoài da thường được dùng để điều trị mụn bọc tại nhà:
- Benzoyl Peroxide: Hoạt chất này có tác dụng khử trùng, giúp tiêu diệt vi khuẩn Curtobacterium acnes là tác nhân chính gây ra mụn. Tuy nhiên, Benzoyl Peroxide có thể khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, do đó bạn cần thoa kem chống nắng kỹ lưỡng trước khi đi ra ngoài.
- Azelaic Acid: Là một loại acid có nguồn gốc từ tự nhiên, mang đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, phù hợp để điều trị mụn bọc từ nhẹ đến trung bình. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn ngừa bít tắc da và giảm mụn hiệu quả.
- Retinoids: Retinoids bao gồm các dạng như Retinol, Tretinoin và Adapalene. Những dẫn xuất này giúp loại bỏ tế bào chết, giảm bít tắc lỗ chân lông, kích thích tái tạo da và làm mờ sẹo do mụn bọc gây ra.
- Salicylic Acid: Salicylic Acid là một loại BHA có khả năng thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông, giúp loại bỏ dầu thừa và hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi vùng da tổn thương sau mụn bọc. Nên sử dụng BHA từ 1 – 3 lần/tuần tùy theo tình trạng da để đạt được hiệu quả trị mụn cao.
- Niacinamide: Là một dẫn xuất của vitamin B3, niacinamide nổi bật với khả năng kiểm soát dầu nhờn, giảm sưng viêm và làm mờ vết thâm do mụn gây ra.
Lá bạc hà
Lá bạc hà là một nguyên liệu tự nhiên dễ tìm và mang lại nhiều lợi ích trong việc chăm sóc da, đặc biệt là hỗ trợ điều trị mụn bọc. Nhờ chứa các hoạt chất đặc biệt nên bạc hà không chỉ giúp giảm sưng viêm mà còn ngăn ngừa mụn bọc tái phát.
Một trong những hoạt chất nổi bật có trong bạc hà là methol, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau, tiêu viêm và sát khuẩn. Bên cạnh đó, trong bạc hà còn chứa lượng lớn axit salicylic, một hoạt chất có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa sự hình thành của mụn mới.
Cách sử dụng là bạc hà để điều trị mụn bọc tại nhà như sau:
- Rửa sạch lá bạc hà tươi.
- Xay hoặc giã nhuyễn lá bạc hà.
- Làm sạch da, sau đó đắp hỗn hợp lá bạc hà lên nốt mụn.
- Giữ nguyên trong 15 phút và rửa mặt sạch bằng nước mát.
Tần suất thực hiện: 1 lần/ngày và thực hiện liên tục trong 3 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tinh dầu oliu
Tinh dầu oliu giàu dưỡng chất với nhiều lợi ích trong việc chăm sóc da và hỗ trợ điều trị mụn bọc tại nhà. Thành phần chính của tinh dầu oliu bao gồm vitamin E, A và các polyphenol có công dụng diệt khuẩn, giảm viêm, giảm vết thâm mụn và làm dịu vùng da bị tổn thương.
Ngoài ra, trong tinh dầu oliu còn chưa tới 70% axit oleic, một loại chất béo không bão hòa, có khả năng làm dịu tình trạng viêm mạn tính và không gây hại cho da nhờ chứa dung môi hóa học hay còn gọi là chất béo chuyển hóa.
Hướng dẫn cách sử dụng tinh dầu oliu để trị mụn bọc tại nhà:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 quả trứng gà
- 2 thìa cà phê tinh dầu oliu
Cách thực hiện:
- Tách riêng lòng đỏ trứng gà vào một dụng cụ sạch, sau đó đánh tan.
- Thêm tinh dầu oliu vào lòng đỏ trứng, trộn đều để tạo thành hỗn hợp sánh mịn.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn bọc và giữ trong khoảng 20 phút.
- Rửa mặt sạch bằng nước ấm.
Tần suất thực hiện: Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
Diếp cá
Rau diếp cá được biết đến với khả năng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ nhưng lại rất an toàn cho da, không gây kích ứng hay tổn thương da. Nhờ khả năng cân bằng độ pH, kiểm soát dầu thừa, hỗ trợ phục hồi da và ngăn ngừa tình trạng thâm sau mụn, nên rau diếp cá rất được ưa chuộng dùng khi điều trị mụn bọc tại nhà.
Dưới dây là hai cách sử dụng rau diếp cá để trị mụn bọc tại nhà:
Dùng nước ép rau diếp cá:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Rửa sạch rau diếp cá với nước muối loãng, sau đó đem xay nhuyễn và lọc lấy nước.
- Cách sử dụng: Thoa nước ép rau diếp lên vùng da bị mụn và mát xa thư giãn nhẹ nhàng trong 15 – 20 phút, sau đó rửa mặt sạch lại bằng nước.
- Tần suất thực hiện: Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần, tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Rau diếp cá kết hợp với mật ong:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Đem rau diếp cá đã rửa sạch đi xay nhuyễn và lọc lấy nước, sau đó trộn đều nước cốt rau diếp với 2 – 3 thìa cà phê mật ong.
- Cách sử dụng: Thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn và giữ nguyên trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa mặt lại bằng nước ấm.
- Tần suất thực hiện: Có thể áp dụng 3 – 4 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Khoai tây
Trong khoai tây có chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào nên khoai tây có thể giúp làm dịu vùng da bị tổn thương, giảm viêm, hỗ trợ sáng da, cải thiện tình trạng mụn tăng cường sức khỏe tổng thể cho làn da, giúp da trở nên mịn màng và tươi sáng hơn.
Cách trị mụn bọc tại nhà bằng khoai tây như sau:
- Chuẩn bị một củ khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn hoặc ép lấy phần nước cốt.
- Trộn nước ép khoai tây với một thìa mật ong.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn và giữ yên trong khoảng 20 phút.
- Rửa mặt sạch bằng nước mát.
Tần suất thực hiện: 2-3 lần/tuần, phương pháp này có thể giúp giảm dần các nốt mụn viêm, mụn bọc và làm da bạn trở nên sáng khỏe.
Tỏi tươi
Tỏi tươi có chứa nhiều hoạt chất có lợi như diallyl disulfide, allicin và sulphur. Các hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng đỏ và giúp các nốt mụn bọc nhanh chóng xẹp xuống. Đồng thời, tỏi tươi còn hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa sẹo, giảm thâm nám và mang lại làn da sáng mịn.
Cách trị mụn bọc bằng tỏi tươi tại nhà như sau:
- Giã nhỏ vài tép tỏi tươi.
- Đắp tỏi lên vùng da bị mụn bọc và giữ trong khoảng 15 – 20 phút.
- Sau đó rửa mặt lại bằng nước ấm.
Lưu ý: Không nên sử dụng tỏi tươi trên da quá lâu vì thành phần sulphur trong tỏi tươi có thể gây bỏng rát da. Ngoài ra, tránh để tỏi tiếp xúc quá gần mắt để tránh gây kích ứng cho mắt.
Cà chua
Cà chua có chứa nhiều vitamin A, vitamin C và chất chống oxy hóa lycopene nên cà chua không chỉ giúp cải thiện những vùng tổn thương trên da mà còn làm sạch da hiệu quả. Một trong những công dụng nổi bật của cà chua là khả năng tẩy tế bào chết, làm sạch da và giảm thiểu tình trạng mụn, đặc biệt là mụn bọc.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- ½ quả cà chua
- 2 thìa mật ong
Cách thực hiện:
- Ép cà chua lấy nước, sau đó trộn đều với mật ong để tạo thành hỗn hợp sánh mịn.
- Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị mụn bọc và giữ nguyên trong khoảng 20 phút.
- Rửa sạch da bằng nước hoặc nước ấm.
Tần suất thực hiện: Đều đặn 2 lần/tuần sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng mụn và giúp làn da sáng mịn hơn.
Tẩy tế bào chết hoá học
Việc tẩy tế bào chết hóa học định kỳ, khoảng 2 lần mỗi tuần sẽ giúp loại bỏ dầu thừa, tẩy tế bào chết bám dính trên bề mặt da và hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, một nguyên nhân phổ biến gây nổi mụn bọc trên da.
Những điều cần lưu ý khi trị mụn bọc tại nhà
Vệ sinh da sạch sẽ
Vệ sinh da sạch sẽ là một yếu tố quan trọng giúp duy trì làn da khỏe mạnh và ngăn ngừa các vấn đề về mụn, đặc biệt là mụn bọc sưng to. Để đảm bảo da luôn sạch và không bị tích tụ bụi bẩn hay dầu thừa, bạn nên rửa mặt ít nhất 2 lần/ngày bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ. Điều này sẽ giúp da luôn sạch và duy trì được độ ẩm tự nhiên, ngăn ngừa tình trạng mụn.
Hạn chế nạp đường vào cơ thể
Các thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo có thể làm tăng đường huyết, kích thích sản sinh insulin và thúc đẩy hoạt động của nội tiết tố androgen. Điều này kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và viêm lỗ chân lông là nguyên nhân chính gây ra mụn bọc.
Do đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như các loại hạt, rau củ và trái cây. Những thực phẩm này không chỉ hỗ trợ kiểm soát tuyến bã nhờn, điều trị mụn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2,…
Giảm căng thẳng, stress
Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ kích thích sản xuất các hormone làm tăng tiết dầu trên da. Lượng dầu thừa này sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến sự hình thành và phát triển của mụn. Bên cạnh đó, stress còn làm giảm khả năng tự phục hồi của da, khiến mụn khó lành và dẫn đến tình trạng ngày càng nghiệm trọng hơn.
Bạn có thể áp dụng các phương pháp như tập thể dục, thiền, yoga hoặc đơn giản là dành thời gian cho các sở thích cá nhân để giữ tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng, hỗ trợ da phục hồi nhanh hơn và giảm nguy cơ tái phát của mụn.
Thay chăn ga, gối thường xuyên
Đối với các vật dụng hay tiếp xúc trực tiếp với da như điện thoại, gối, ga trải giường, khăn lau mặt cũng cần được vệ sinh thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ, góp phần tăng nguy cơ hình thành mụn.
Hạn chế sờ tay lên mặt
Thói quen sờ tay lên mặt sẽ khiến vi khuẩn và bụi bẩn từ tay dễ dàng lây lan lên mặt. Vì vậy, việc hạn chế chạm tay lên mặt là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ làn da và giữ cho da luôn sạch sẽ, khỏe mạnh.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cải thiện tình trạng mụn hiệu quả. Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, quản lý căng thẳng và tránh các thói quen có hại như thuốc lá, rượu, bia,… để giúp da khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa nguy cơ bùng phát mụn.
Mụn bọc có tái phát không?
Mụn bọc có thể tái phát sau khi điều trị và điều này thường xảy ra khi người bị mụn không duy trì chế độ chăm sóc da hợp lý. Do đó, để ngăn ngừa mụn bọc tái lại, đồng thời giảm thiểu các vết sẹo và thâm do mụn bọc để lại, bạn nên duy trì thói quen chăm da sạch sẽ, dưỡng ẩm đầy đủ và bảo vệ da khỏi tác động của môi trường.
Chăm sóc da sau khi trị mụn bọc tại nhà
Việc chăm sóc da sau khi điều trị mụn bọc tại nhà là một yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa mụn tái phát và cải thiện sức khỏe làn da. Dưới đây là vài lưu ý mà bạn nên biết để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt hơn:
- Làm sạch da đúng cách: Trước và sau khi thực hiện bất kỳ phương pháp trị mụn nào, bạn cũng cần làm sạch da bằng nước tẩy trang hoặc sửa rữa mặt dịu nhẹ. Việc này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn, đồng thời giảm nguy cơm bít tắc lỗ chân lông.
- Tẩy tế bào chết định kỳ: Tẩy tế bào chết định kỳ 1 – 2 lần/tuần giúp loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn tích tụ và giảm thiểu nguy cơ hình thành mụn mới.
- Bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời: Bạn nên sử dụng kem chống nắng dịu nhẹ và che chắn kỹ càng trước khi ra ngoài để giúp bảo vệ da khỏi tia UV gây hại.
- Tránh các thói quen xấu: Hạn chế chạm tay lên mặt và không nặn mụn bằng tay trần, chỉ lấy nhân mụn khi đã khô hoàn toàn để tránh gây viêm nhiễm. Đồng thời, hạn chế sử dụng mỹ phẩm trong thời gian điều trị để tránh làm tắt nghẽn lỗ chân lông.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Duy trì chế độ ăn ít dầu mỡ, hạn chế ăn đồ cay nóng và thực phẩm chức nhiều đường. Bên cạnh đó, duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên và giữ lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe làn da.
Kết luận
Hy vọng những thông tin trên mà YB Spa đã cung cấp sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loại mụn bọc và cách trị mụn bọc tại nhà hiệu quả. Nếu bạn đang có nhu cầu trị mụn hoặc làm đẹp như triệt lông, phun xăm, chăm sóc da chuyên sâu,… Hãy đến ngay Viện Thẩm Mỹ YB Spa để được tư vấn và lên phác đồ điều trị thích hợp nhé.