Xăm môi bị nổi mụn nước có sao không? Nguyên nhân do đâu?

Xăm môi là phương pháp làm đẹp được rất nhiều chị em ưa chuộng. Phương pháp này giúp khắc phục tình trạng môi thâm, môi nhạt màu, làm cho đôi môi trở nên hồng hào, căng mọng và quyến rũ hơn. Tuy nhiên, nhiều người đã gặp phải tình trạng bị nổi mụn nước sau khi xăm môi. Vậy xăm môi bị nổi mụn nước có nguy hiểm không và nguyên nhân đến từ đâu? Hãy theo dõi bài viết sau đây của YB Spa để có câu trả lời nhé!

Xăm môi bị nổi mụn nước có sao không?

Nhiều người vẫn lầm tưởng việc nổi mụn nước sau khi xăm môi chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không có gì đáng lo ngại về sức khỏe. Tuy nhiên, đây là một nhận định sai lầm.

Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, tình trạng nổi mụn nước sau khi xăm môi có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sưng tấy, viêm nhiễm, áp xe, nghiêm trọng hơn có thể gây hoại tử môi.

Tình trạng nổi mụn nước cũng sẽ làm cho quá trình bong vảy sau khi xăm môi diễn ra chậm hơn, khiến màu môi không đều và thậm chí bị phai màu.

tình trạng nổi mụn nước sau khi xăm môi có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sưng tấy, viêm nhiễm, áp xe
Mụn nước sau khi xăm môi có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân dẫn đến sau xăm môi bị nổi mụn nước

Phun xăm môi là kỹ thuật sử dụng máy phun xăm với đầu kim siêu nhỏ để đưa màu lên lớp thượng bì của môi. Theo nguyên lý này, phun xăm môi chỉ tác động nhẹ lên lớp thượng bì mà không gây xâm lấn hay tổn thương các bộ phận khác. Hiện tượng xăm môi bị nổi mụn nước là do sự sinh sản và phát triển của virus Herpes simplex – 1 gây ra. Một số yếu tố có thể làm gia tăng sự phát triển mạnh của loại virus này bao gồm:

Công nghệ xăm lỗi thời và lạc hậu

Hiện nay, nhiều cơ sở thẩm mỹ vẫn sử dụng công nghệ xăm môi lỗi thời với đầu kim quá lớn, dẫn đến việc tác động sâu vào lớp biểu bì và gây tổn thương cho môi. Điều này có thể gây sưng, viêm và tạo ra môi trường thuận lợi cho virus Herpes simplex – 1 phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thêm vào đó, công nghệ xăm môi thủ công tự điều chỉnh bằng tay với độ chính xác thấp cũng dễ gây tổn thương và làm tăng nguy cơ bị mụn nước sau khi xăm môi.

Dụng cụ xăm môi không khử trùng kỹ

Kỹ thuật viên xăm môi cần tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn, bao gồm việc vệ sinh tay kỹ càng và đeo găng tay y tế. Dụng cụ xăm môi phải được sát trùng trước khi tiến hành xăm môi cho khách để ngăn chặn tối đa nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào môi.

Nếu quy trình khử trùng dụng cụ xăm môi không được thực hiện đúng cách hoặc qua loa, nguy cơ bị nổi mụn nước sẽ rất cao và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, việc này còn làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV, viêm gan B và C,…

Mực xăm kém chất lượng

Mực xăm được phun trực tiếp lên môi, do đó nó không chỉ quyết định màu sắc của môi sau khi bong có đẹp và tự nhiên hay không mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của da môi sau khi xăm.

Việc sử dụng mực xăm kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc hoặc có chứa tạp chất, có thể làm cho môi bị phai màu hoặc lên màu không đúng. Ngoài ra, mực xăm kém chất lượng còn là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn nước, sưng tấy và viêm nhiễm sau khi xăm.

Thói quen không tốt sau khi xăm môi

Quy trình chăm sóc môi sau khi xăm cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của quá trình xăm môi. Một số thói quen vô tình có thể gây ra hiện tượng nổi mụn nước sau khi xăm môi có thể kể đến bao gồm:

  • Vệ sinh không sạch sẽ: Sau khi xăm, da và niêm mạc môi sẽ trở nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Nếu vùng da môi không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sau khi ăn uống, vi khuẩn có thể xâm nhập và dẫn đến tình trạng nổi mụn nước.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý và không kiêng cữ: Trong khoảng thời gian từ 1-2 tuần sau khi xăm môi, bạn nên tránh các thực phẩm như rau hải sản, thịt gà, thịt vịt, thịt bò, đồ nếp, rau muống,… vì chúng có thể làm tăng nguy cơ gây mưng mủ, kích ứng và thâm môi. Bên cạnh đó, cũng cần loại bỏ bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác để tránh gây ra những tác động xấu đến sức khỏe và vùng da môi.
  • Thường xuyên chạm tay vào môi cũng có thể gián tiếp truyền vi khuẩn từ tay lên môi, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Thường xuyên chạm tay vào môi cũng có thể gián tiếp truyền vi khuẩn từ tay lên môi, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Thường xuyên chạm tay vào môi cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Mụn nước sau khi xăm môi bao lâu thì khỏi

Theo phân tích trên, tình trạng xăm môi bị nổi mụn nước là do sự sinh sản và phát triển của virus Herpes simplex – 1 gây ra. Vì thế, nếu được chăm sóc đúng cách và sử dụng thuốc phù hợp, tình trạng này có thể được xử lý trong vòng 7-10 ngày. Một số người xem việc nổi mụn nước sau khi xăm môi là điều bình thường, dẫn đến sự chủ quan, không chăm sóc cẩn thận, làm cho mụn nước ngày càng lan rộng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể gây hoại tử môi.

Xăm môi bị nổi mụn nước có sao không? Nguyên nhân do đâu?
Xăm môi bị nổi mụn nước là virus herpes simplex – 1

Xử lý mụn nước sau khi xăm môi như thế nào?

Theo các chuyên gia, khi gặp phải tình trạng xăm môi bị nổi mụn, bạn nên uống thuốc kháng sinh, vệ sinh môi sạch sẽ bằng dung dịch nước muối pha loãng, và bôi thuốc Acyclovir theo chỉ dẫn của chuyên gia.

Cách chăm sóc môi sau khi phun bị nổi mụn nước

Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm kháng khuẩn và diệt virus theo chỉ định các bác sĩ, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Vệ sinh làm sạch môi nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý.
  • Tránh để môi tiếp xúc trực tiếp với nước trong khoảng 1-2 ngày đầu sau khi xăm môi.
  • Không dùng tay chạm vào môi hoặc tác động mạnh lên môi để tránh gây tổn thương.
  • Không tự ý bóc vảy môi, hãy để vảy tự bong ra tự nhiên.
  • Uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ quá trình hồi phục và giúp môi lên màu chuẩn như dứa, cà chua, cà rốt, sữa tươi, sữa chua,…
  • Tránh các loại thực phẩm dễ gây sẹo, mưng mủ cho môi như hải sản, thịt bò, thịt gà, rau muống, đồ nếp, đồ ăn cay nóng, rượu, bia và các chất kích thích khác,…
  • Không sử dụng mỹ phẩm lên môi cho đến khi môi hoàn đã lành hẳn.
  • Ngủ đủ giấc và không thức khuya để tăng cường sức khỏe, tạo điều kiện cho môi được phục hồi nhanh nhất.

Những rủi ro thường gặp khi phun môi kém chất lượng

Dáng môi không như mong đợi

Một số trường hợp môi bị sưng phù và dáng môi không đẹp sau khi phun xăm thường xuất phát từ nguyên nhân thợ phun xăm thiếu kinh nghiệm hoặc không tuân thủ quy trình an toàn khi thực hiện cho khách hàng.

Nhiễm trùng hoặc bị lây nhiễm bệnh

Nhiễm trùng tại vị trí xăm là vấn đề thường gặp nhất, với các biểu hiện dễ nhận thấy như môi bị sưng tấy, mưng mủ, chảy máu,…

Nguy cơ thứ hai là do chất lượng mực xăm không đảm bảo hoặc không rõ nguồn gốc. Những người có cơ địa nhạy cảm có thể gặp rủi ro viêm da tiếp xúc.

Nếu quá trình phun xăm không tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn hoặc không sử dụng kim mới, có thể làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm.

phun xăm không tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn hoặc không sử dụng kim mới, có thể làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Các bệnh truyền nhiễm có thể mắc phải khi xăm môi

Dị ứng, bị phản ứng với thuốc tê

Khi xăm môi, chị em thường không cảm thấy đau vì các thẩm mỹ viện và cơ sở phun xăm đều áp dụng thuốc tê trước khi thực hiện. Các loại thuốc tê này đã được kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn bởi Bộ Y tế, vì vậy nguy cơ bị mụn nước hoặc dị ứng sau khi xăm môi rất thấp.

Để rút ngắn thời gian gây tê, một số cơ sở làm đẹp đã lựa chọn phương pháp tiêm thuốc tê, mặc dù phương pháp này có thể gây ra tình trạng sốc thuốc, dị ứng hoặc thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nên kiêng ăn gì sau khi xăm môi?

  • Rau muống có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sắc tố môi, làm cho môi không đều màu. Do đó, bạn nên tránh ăn rau muống cho đến khi môi phục hồi toàn toàn.
  • Các loại đồ nếp như xôi, bánh chưng, bánh giầy,… thường mang tính nóng, có thể làm tăng nguy cơ sưng môi sau xăm. Vì vậy, bạn không nên ăn đồ nếp trong khoảng 1 tháng đầu sau khi xăm môi.
  • Các loại thịt như thịt gà, thịt vịt, thịt bò có thể làm môi bị thâm, sẹo và làm môi không đều màu. Vì vậy, bạn nên tránh các loại thịt này trong khoảng 1-2 tuần đầu sau xăm.
  • Nên tránh ăn hải sản trong vòng 1 tháng vì hải sản có thể gây dị ứng và làm chậm quá trình phục hồi của môi.
  • Đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn có thể làm tăng nguy cơ môi bị kích ứng sau xăm.
  • Rượu, bia, thuốc lá và cà phê có thể làm chậm quá trình hồi phục và làm môi khó lên màu hoặc lên màu không chuẩn sau khi bong.
  • Không nên ăn đồ có chứa nhiều muối, vì có thể gây xót và làm chậm quá trình lành vết thương tại vị trí xăm.
Các loại thực phẩm cần tránh sau khi xăm môi như rau muống, thịt gà, vịt,..
Các loại thực phẩm cần tránh sau khi xăm môi

Nên kiêng làm gì sau khi xăm môi?

  • Không chạm tay vào môi.
  • Không tự ý bóc vảy môi mà để nó bong ra tự nhiên.
  • Không sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào lên môi cho đến khi môi hoàn toàn lành.
  • Hạn chế thức khuya vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tình trạng môi mới xăm.
  • Tránh hôn môi cho đến khi môi đã lành hoàn toàn.

Phun xăm môi bị mụn nước thì bôi thuốc gì?

Như đã đề cập trước đó, mụn nước hình thành do virus Herpes simplex-1. Để điều trị triệt để mụn nước, cần phải loại bỏ hoàn toàn virus Herpes simplex để giảm thiểu nguy cơ tái phát bằng cách sử dụng kem kháng sinh, kháng virus như Acyclovir. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Để điều trị triệt để mụn nước, cần phải loại bỏ hoàn toàn virus Herpes simplex
Thuốc bôi acyclovir

Kết luận

Xăm môi bị nổi mụn nước là một biến chứng không mong muốn sau khi xăm môi, có thể ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ và thậm chí gây hại cho sức khỏe. Qua bài viết trên, YB Spa hy vọng chị em đã có thêm thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách điều trị khi gặp phải tình trạng môi bị nổi mụn nước sau khi xăm. Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin và lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện.