Mụn luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều chị em phụ nữ. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khiến họ mất đi nét tự tin vốn có. Mụn ở mép môi càng khiến họ lo lắng hơn. Hãy cùng YB Spa tìm hiểu về tình trạng mụn ở mép môi là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? qua bài viết sau đây nhé!
Mụn ở mép môi là gì?
Mụn ở mép môi là những “hạt gạo” li ti, xuất hiện khi lỗ chân lông bị “tắc nghẽn” bởi dầu thừa và tế bào chết. Chúng thường “ổn đóng” quanh miệng, trán, mũi và một số vùng da khác. Mụn ở mép môi không gây đau nhưng khiến da sần sùi, kém mịn màng.
Loại mụn này được gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt ở tuổi dậy thì, nội tiết tố có nhiều thay đổi. Phụ nữ mang thai cũng gặp phải tình trạng này do thay đổi nội tiết tố.
Mụn ở mép môi có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Mụn ở mép môi không chỉ đơn thuần là vấn đề về da, mà còn có thể báo hiệu về việc bạn đang gặp phải một số bệnh lý. YB Spa sẽ gợi ý cho bạn các loại bệnh lý cần quan tâm khi xuất hiện mụn ở mép môi:
Bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết: Đây cũng là loại bệnh thường gặp ở những bạn trẻ đang ở trong độ tuổi dậy thì, mẹ bầu, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt. Khi nội tiết tố bị thay đổi sẽ khiến da dễ kích ứng và xuất hiện các loại mụn trên bề mặt da.
Bệnh tay chân miệng: Bệnh này thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Lúc này, các bé sẽ có biểu hiện như là phát sốt, quấy khóc, buồn nôn thường xuyên,…
Bệnh liên quan đến mụn rộp sinh dục: Bệnh này xuất hiện khi trong cơ thể có virus HSV-1. Đây là loại virus có thể lây qua các đường tình dục hoặc trong dịch tiết của người khi tiếp xúc với nhau.
Bệnh sùi mào gà ở miệng: Khi mắc bệnh này thì người bệnh sẽ nổi rất nhiều loại mụn, đặc biệt là loại mụn thịt có màu hồng ở các vị trí trên cơ thể như vùng mắt, vùng miệng. Những nốt mụn này không tạo cảm giác đau đớn nhưng lại có nguy cơ lan rộng thành những mảng lớn có hình dáng giống mào gà hoặc súp lơ.
Nguyên nhân gây mụn ở mép môi là gì?
Vệ sinh da không đúng cách
Một vấn đề đáng lưu tâm khác là vấn đề liên quan đến vệ sinh da mặt. Khi da mặt được vệ sinh không đúng cách, lượng mỹ phẩm, bụi bẩn, chất cặn còn sót lại trên da sau make-up hoặc tẩy trang không sạch hoàn toàn, sẽ khiến da mặt bị tắc nghẽn lỗ chân lông, bị bít tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn về mụn phát triển nhanh và gây nổi mụn quanh mép môi.
Rối loạn nội tiết tố
Tuổi dậy thì, mang thai hay mãn kinh là những giai đoạn mà cơ thể trải qua những thay đổi lớn về nội tiết tố. Trong giai đoạn này, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, lỗ chân lông bị bít tắc do xuất hiện quá nhiều dầu. Lúc này mụn sẽ bắt đầu xuất hiện khắp mặt, đặc biệt là vùng quanh miệng.
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp
Mỹ phẩm là “người bạn” đồng hành không thể thiếu của chị em phụ nữ, thúc đẩy sự tự tin của họ lên rất nhiều. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, mỹ phẩm có thể trở thành “kẻ thù” của làn da. Việc lạm dụng mỹ phẩm, dùng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không phù hợp với loại da sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây ra tình trạng mụn, đặc biệt là mụn ở mép môi.
Tác dụng phụ của Corticoid
Vì muốn sở hữu làn da trắng sáng, hết mụn nhanh mà nhiều chị em đã vô tình dùng phải những sản phẩm kém chất lượng chứa thành phần Corticoid. Khi bôi thành phần này lên da trong thời gian dài sẽ phá hủy hàng rào bảo vệ da, giảm sức đề kháng của da và khiến mụn mọc ồ ạt.
Lối sống không lành mạnh
- Thói quen sống không lành mạnh cũng là một trong những lý do phổ biến khiến cho tình trạng mụn mọc ở mép môi diễn ra thường xuyên và không dứt được:
- Chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, ăn ít chất xơ có trong rau củ quả, thường xuyên ăn những thức ăn nhanh dầu mỡ, cay nóng sẽ khiến gan tích tụ độc và đẩy nhanh quá trình mọc mụn.
- Thói quen ăn nhiều thực phẩm ngọt như là bánh ngọt, trà sữa, và các loại nước ngọt khiến lượng đường trong máu tăng và dễ gây nổi mụn, đặc biệt ở vị trí dưới cằm và quanh miệng.
- Duy trì thói quen thức khuya quá nhiều và sử dụng các thiết bị điện tử liên tục sẽ khiến cho da ngày càng tồn tại hơn, da thâm sạm và mọc mụn ở mép môi.
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với vùng da quanh miệng cũng có thể là tác nhân gây mụn, chẳng hạn như:
- Dây đeo mũ bảo hiểm quá chật hoặc vệ sinh kém có thể gây ma sát với da và tích tụ vi khuẩn, từ đó gây kích ứng da và hình thành mụn.
- Nam giới thường xuyên sử dụng dao cạo và kem cạo râu, nếu không chọn sản phẩm phù hợp hoặc kỹ thuật cạo sai cách có thể dẫn đến tổn thương và kích ứng vùng da cạo, tạo điều kiện cho mụn phát triển.
- Gối, drap, vỏ gối bẩn là môi trường sống lý tưởng của vi khuẩn và bụi bẩn phát triển, khi chúng tiếp xúc với da mặt trong thời gian dài có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn.
Căng thẳng kéo dài
Nếu bạn rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, lỗ chân lông bị bít tắc, gây ra các vấn đề về mụn. Tình trạng này sẽ kéo dài và tệ hơn nếu bạn luôn căng thẳng, khiến mụn nổi ồ ạt, tập trung nhiều ở vùng mép miệng, cằm.
Các loại mụn ở mép môi thường gặp
Mụn đầu đen
- Đặc điểm: Lỗ chân lông bị bít tắc bởi dầu thừa và tế bào chết, tiếp xúc với không khí nên bị oxy hóa, tạo thành đầu đen.
- Nguyên nhân: Do vệ sinh da không sạch sẽ, chế độ ăn uống không lành mạnh.
Mụn đầu trắng
- Đặc điểm: Tương tự mụn đầu đen nhưng lỗ chân lông bị bít kín, không tiếp xúc với không khí nên có màu trắng.
- Nguyên nhân: Do vệ sinh da không sạch sẽ, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp.
Mụn trứng cá
- Đặc điểm: Là loại mụn viêm, có thể sưng đỏ, đau nhức.
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn P.acnes xâm nhập vào lỗ chân lông bị bít tắc, gây viêm nhiễm.
Mụn bọc
- Đặc điểm: Là loại mụn viêm nặng, sâu dưới da, sưng tấy, đau nhức, có thể để lại sẹo.
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn P.acnes xâm nhập sâu vào nang lông, gây viêm nhiễm nặng.
Cách ngăn ngừa tình trạng nổi mụn ở mép môi
Chăm sóc da đúng cách
Khi xuất hiện tình trạng mụn mọc ở mép môi hoặc các vị trí khác bạn nên quan tâm đến vấn đề chăm sóc da của mình. Chăm sóc da hợp lí có thể cải thiện đáng kể tình trạng mụn này. Bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với làn da, hoặc có thể sử dụng thêm các sản phẩm làm sạch sâu nếu đạt hiệu quả tốt hơn.
Chế độ sinh hoạt hợp lý
Khi gặp tình trạng mụn mọc ở mép môi thì bạn nên cân nhắc đến chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt của mình. Giai đoạn mới bắt đầu xuất hiện vài đốm mụn thì bạn cần phải xem xét, điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý, bổ sung chất xơ và vitamin, đặc biệt là uống nhiều nước.
Tránh thói quen dùng tay đưa lên mặt nặn mụn vì có thể dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm, khiến tình trạng này kéo dài lâu hơn, có nguy cơ để lại sẹo và các vết thâm khó trị.
Cách điều trị mụn ở mép môi tại nhà
Trị mụn ở mép môi bằng sữa chua
Sữa chua được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, chứa axit lactic như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên, sẽ loại một bụi bẩn và dầu thường tích tụ sâu trong lỗ chân lông. Đồng thời các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp cân bằng độ pH của da, hạn chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn. Bên cạnh đó, sữa chua còn có rất nhiều loại vitamin như là vitamin B, vitamin C và kẽm, nhờ các Vitamin này sẽ giúp kháng viêm làm dịu làn da đang bị kích ứng và thúc đẩy quá trình tái tạo từng loại tế bào da.
Cách dùng:
- Khi dùng sữa chua trị mụn, bạn nên ưu tiên loại sữa chua không có đường, lấy một lượng vừa phải, massage và thoa đều lên vùng tập trung mụn.
- Để khô trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh.
- Phương pháp này nên sử dụng 3 lần một tuần để có hiệu quả nhất.
Trị mụn ở mép môi bằng bằng tỏi
Tỏi, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt Nam, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon cho món ăn mà còn là một “thần dược” tự nhiên cho làn da. Nhờ hàm lượng allicin và các hợp chất lưu huỳnh cao, tỏi có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Đồng thời, tỏi chứa các chất chống oxy hóa giúp làm dịu da, giảm sưng đỏ và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, từ đó làm mờ các vết thâm và sẹo do mụn gây ra.
Cách dùng: mang tỏi, lột vỏ, đập dập rồi đắp lên các vùng bị mụn, thực hiện trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch mặt lại bằng nước lạnh. Phương pháp này các bạn có thể thường xuyên thực hiện để thúc đẩy các nốt mụn xẹp nhanh hơn.
Chỉ nên thực hiện trong khoảng 15 phút mỗi ngày, nếu để tỏi quá lâu trên mặt sẽ gây cảm giác rát bỏng da.
Trị mụn ở mép môi bằng mật ong
Mật ong không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có khả năng làm đẹp da. Các hoạt chất trong mật ong có thể trị các vết thâm do mụn rất tốt nhờ vào cơ chế của enzim glucozơ oxide. Enzim này sẽ chuyển hóa thành chất sát trùng và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.
Trong mật ong còn chứa đường có tác dụng làm sạch da mặt, loại bỏ lớp sừng chết trên da,làm mờ vùng thâm sẹo do mụn để lại và tái tạo nên làn da mới.
Cách dùng:
- Ưu tiên dùng mật ong nguyên chất, lấy 1 chiếc tăm bông chấm mật ong và bôi lên vùng mụn ở mép môi.
- Để khô trong khoảng 15 đến 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước sạch, thực hiện ba lần một tuần để có kết quả tốt nhất.
Trị mụn ở mép môi bằng nha đam
Nha đam là tín đồ của người yêu chuộng làm đẹp. Trong nha đam có chứa các khoáng chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, magie giúp da khỏe mạnh hơn và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Một công dụng khác của nha đam là có khả năng thu nhỏ lỗ chân lông, hạn chế viêm, sưng tấy trong quá trình bị mụn, làm mờ những vết thâm nám và giúp da mịn màng, trắng sáng hơn.
Cách dùng:
- Cắt bỏ lớp vỏ của nha đam, đem rửa sạch phần nhớt. Sau đó mang phần thịt thu được thoa nhẹ lên vết mụn ở mép môi.
- Thực hiện trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh.
Trị mụn ở mép miệng bằng sữa tươi
Sữa tươi ngoài công dụng hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim, tăng cường sức khỏe thì còn có một công dụng hiệu quả khác là làm đẹp da. Trong sữa tươi có các hoạt chất giúp cho da luôn ẩm mịn, loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn tích tụ trong lỗ chân lông, làm hạn chế tình trạng sản sinh mụn.
Cách dùng:
- Ưu tiên sử dụng sữa tươi không đường, không hương vị. massage nhẹ nhàng sữa tươi lên vùng mụn ở mép môi, để nguyên trong vòng 15 phút sau đó rửa mặt lại với nước lạnh.
Trị mụn ở mép môi bằng chiết xuất cây phỉ
Trong chiết xuất cây phỉ có chứa chất tanin giúp loại bỏ dầu thừa, khiến lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế quá trình sản sinh mụn.
Cách dùng:
- Dùng tăm bông thấm một lừa vừa đủ tinh dầu của chiết xuất cây phỉ, sau đó thoa lên những nốt mụn ở mép môi.
Trị mụn ở mép môi bằng dầu thầu
Dầu thầu dầu cũng là một trong những hoạt chất có công dụng trị mụn ở mép môi. Các công dụng có thể kể đến như sau:
- Loại bỏ đi lớp da sừng, bụi bẩn, cặn bã, dầu thừa làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Kiểm soát tình trạng mụn mới hình thành và tình trạng chuyển sang mụn viêm nhờ vào khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus
- Giữ cho làn da luôn trong trạng thái ẩm mịn, tươi tắn, kiểm soát tình trạng tiết dầu của da
- Giảm các vết thâm mụn.
Cách dùng:
- Dùng bông tẩy trang thấm lượng vừa đủ dầu thầu dầu và thoa lên vùng bị mụn ở mép môi, giữ nguyên khoảng 1 giờ rồi rửa sạch lại với nước ấm.
- Có thể thực hiện hai lần một tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Kết luận
Qua bài viết trên, Viện Thẩm mỹ YB Spa đã giúp mọi người hiểu rõ thêm về trị mụn ở vùng mép môi, cùng với việc đưa ra kết luận cho nghi vấn “Tình trạng này có nguy hiểm không?” từ đó gợi ý các cách điều trị mụn mép môi tại nhà phù hợp nhất. Hi vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn, nếu thấy hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng đọc nhé!