Ngoài việc chú trọng vào quy trình và sản phẩm chăm sóc da thì việc bổ sung các khoáng chất và vitamin là rất quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình điều trị mụn. Vitamin không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn có tác dụng trực tiếp trong việc điều tiết da dầu, giảm viêm và làm lành da tổn thương do mụn. Vậy bị mụn nên uống vitamin gì? Cách chăm sóc da mụn hiệu quả như thế nào? Hãy cùng YB Spa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bị mụn nên uống vitamin gì?
Nhiều người đã dành rất nhiều thời gian, tiền bạc vào các sản phẩm và quy trình chăm sóc da, tuy nhiên kết quả vẫn không như mong đợi và tình trạng mụn vẫn tiếp diễn. Cũng vì vậy, mà nhiều người đã bỏ qua yếu tố vô cùng quan trọng đó là chế độ dinh dưỡng, khoáng chất thiết yếu và đặc biệt là các loại vitamin.
Khi cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin, làn da sẽ trở nên yếu, mất đi khả năng tự bảo vệ và dễ dàng bị mụn tấn công. Việc bổ sung đúng các loại vitamin cần thiết có thể hỗ trợ làm giảm mụn và giúp da trở nên khỏe mạnh từ bên trong. Dưới đây là các loại vitamin giúp cải thiện làn da và giảm mụn hiệu quả mà YB Spa đã tổng hợp.
Vitamin E
Loại vitamin đầu tiên “không thể không nhắc đến” đó là vitamin E, là một loại vitamin với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ làn da khỏi sự phá hủy của các gốc tự do là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lão hóa và gây ra mụn.
Bên cạnh đó, khi da có tình trạng mụn sưng, viêm nhiễm thì vitamin E hỗ trợ tái tạo mô, cân bằng độ ẩm tự nhiên giúp da nhanh lành hơn sau những tổn thương do mụn, như thâm, sẹo, hoặc vết đỏ.
Vì là một loại vitamin dễ tan trong dầu nên sẽ khó thấm qua da, để ngăn ngừa tình trạng bít tắc lỗ chân lông bạn có thể bổ sung thực phẩm và các loại hạt như hạnh nhân, hạt dẻ, dầu thực vật, bơ hoặc viên uống vitamin E hằng ngày.
Lưu ý khi sử dụng Vitamin E:
- Gây tắc nghẽn lỗ chân lông khi bôi trực tiếp: là một thói quen của nhiều người, việc bôi vitamin E trực tiếp lên da khiến da không thể hấp thụ được hết, dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và gây mụn viêm nặng hơn.
- Một số người có thể bị kích ứng hoặc dị ứng với vitamin E, gây ra nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc làm mụn trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin E quá liều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy và nguy cơ chảy máu, đặc biệt đối với những người đang dùng thuốc chống đông máu.
Vitamin D
Là một loại Vitamin quan trọng giúp xương phát triển chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin D còn có nhiều tác dụng hữu ích đối với làn da, đặc biệt là trong việc điều trị mụn với khả năng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, giúp giảm tình trạng viêm do mụn và giúp điều hòa sự tiết bã nhờn trên da, ngăn ngừa tình trạng da tiết nhiều dầu nhờn, từ đó làm giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, gây mụn.
Vitamin D còn giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, giúp làn da phục hồi khi bị tổn thương do mụn. Ngoài ra, một số dạng thuốc bôi chứa vitamin D (như calcipotriol) thường được dùng để làm giảm viêm và làm dịu các mảng vảy nến.
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng vitamin D cần lưu ý:
Việc bổ sung Vitamin D cần tuân thủ đủ đúng liều lượng, tránh dùng quá liều dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn như:
- Tăng canxi trong máu (hypercalcemia) gây ra hiện tượng buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi.
- Nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng Vitamin D nếu đang điều trị các bệnh lý khác để tránh gây ra tác dụng phụ, vì nó có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc chống đông máu hoặc thuốc lợi tiểu.
Ngoài việc sử dụng viên uống bổ sung, bạn có thể kết hợp chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng, và các sản phẩm từ sữa. Kết hợp việc tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo sức khỏe cho làn da mụn và tổng thể cơ thể.
Vitamin A
Vitamin A là một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của tế bào da, và được biết đến rộng rãi với khả năng hỗ trợ điều trị mụn và là thành phần chính trong nhiều sản phẩm trị mụn, đặc biệt là dạng dẫn xuất của nó như retinoid và retinol.
Nhờ khả năng điều tiết bã nhờn và làm thông thoáng lỗ chân lông, vitamin A giúp làm dịu các nốt mụn viêm và đỏ, hỗ trợ quá trình làm lành da. Điều này giúp giảm sự kích ứng và làm dịu da nhạy cảm, bị mụn.
Với khả năng tái tạo tế bào và kích thích sản xuất collagen, vitamin A giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo mụn và giúp làm mờ các vết thâm mang lại làn da đều màu và khỏe mạnh hơn.
Tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng Vitamin A:
- Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc sử dụng vitamin A là các dạng sản phẩm chứa retinoid mạnh khiến da bị khô, bong tróc, kích ứng và trở nên nhạy cảm, dễ viêm nhiễm.
- Sử dụng Vitamin A trong thời gian có thể dẫn đến các triệu chứng bao gồm đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai nên tránh bổ sung vitamin A liều cao hoặc retinoid mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ vì có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Việc bổ sung vitamin A đòi hỏi sự thận trọng và hiểu biết đúng đắn để đạt được kết quả tốt nhất mà không gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Vitamin C
Với khả năng chống oxy hóa, tăng cường sản xuất collagen, giảm viêm và làm mờ thâm, Vitamin C giúp cải thiện sức khỏe làn da từ bên trong và giúp ức chế quá trình sản sinh melanin (sắc tố da), từ đó làm giảm tình trạng thâm mụn, làm sáng da và đều màu da hơn
Bên cạnh các tác dụng có lợi cho da, vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và các tác nhân gây viêm.
Tác dụng phụ khi uống Vitamin C:
Mặc dù vitamin C mang lại nhiều lợi ích cho da mụn, nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn:
- Nếu sử dụng Vitamin C quá liều có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng hoặc đầy hơi và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận ở một số người.
- Với một số sản phẩm chứa axit mạnh như retinoid hoặc axit salicylic, vitamin C có thể gây ra phản ứng hóa học, làm da bị kích ứng và khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Thay vì chỉ dựa vào thực phẩm chức năng, hãy bổ sung vitamin C từ các nguồn tự nhiên như cam, chanh, dâu tây, ớt chuông,… không chỉ bổ sung Vitamin C mà còn các chất dinh dưỡng khác tăng cường sức khỏe cho da.
Vitamin B
Vitamin B là một nhóm vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của làn da. Nhóm vitamin B gồm nhiều loại vitamin khác nhau, một số loại cụ thể có tác động đặc biệt đến làn da và vấn đề mụn:
- Vitamin B2 (Riboflavin) giúp kiểm soát dầu nhờn trên da, từ đó làm giảm nguy cơ nổi mụn.
- Vitamin B3 (Niacinamide) giúp làm giảm mụn viêm, mụn đầu đen và kiểm soát lượng dầu trên da, làm da trở nên thông thoáng hơn.
- Vitamin B5 (Pantothenic Acid) giúp duy trì độ ẩm cho da, từ đó ngăn ngừa tình trạng da khô, bong tróc là một vấn đề thường gặp khi điều trị mụn bằng các sản phẩm mạnh như retinoids.
- Vitamin B6 (Pyridoxine) có tác dụng điều chỉnh hormone, đặc biệt là ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc thay đổi nội tiết tố, giúp giảm nguy cơ bị mụn nội tiết.
- Vitamin B7 (Biotin) thường được biết đến với công dụng làm đẹp tóc, da và móng. Đối với làn da, biotin hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da và giúp da khỏe mạnh.
- Vitamin B12 (Cobalamin) Vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất tế bào máu và duy trì làn da khỏe mạnh.
Tác dụng phụ khi uống vitamin B đối với da mụn:
- Mặc dù vitamin B có thể giúp kiểm soát dầu nhờn, nhưng việc bổ sung quá liều, đặc biệt là vitamin B12, có thể dẫn đến tình trạng da dầu nhiều hơn, gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến mụn.
- Một số người có thể bị dị ứng với một số loại vitamin B. Biểu hiện có thể bao gồm nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc tình trạng da mụn trở nên tồi tệ hơn sau khi bổ sung vitamin B.
- Mặc dù biotin có nhiều lợi ích cho tóc và da, việc bổ sung quá nhiều biotin có thể làm tăng sản xuất dầu nhờn, khiến da trở nên dễ bị mụn.
Trước khi quyết định bổ sung vitamin B, đặc biệt là với liều cao cần phải thực hiện một cách cẩn thận và khoa học, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đạt được hiệu quả tốt nhất cho da mà không gây ra tác dụng phụ.
Những loại khoáng chất tốt cho da mụn
Chăm sóc làn da mụn không chỉ dừng lại ở bổ sung các loại Vitamin, mà còn cần bổ sung thêm những khoáng chất thiết yếu từ bên trong. Dưới đây là một số loại khoáng chất có lợi cho da mụn mà bạn có thể cân nhắc bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Kẽm
Được biết đến với khả năng chống viêm và hỗ trợ quá trình làm lành vết thương, giúp giảm sưng, đỏ và viêm do mụn, điều tiết sản xuất dầu nhờn và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.
Nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng da và hỗ trợ làm lành vết thương do mụn.
Ngoài việc sử dụng viên uống, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như: hàu, thịt bò, thịt gà, các loại đậu, sữa và hạt, ngũ cốc yến mạch, bánh mì nguyên cám…
Lưu huỳnh
Lưu huỳnh giúp làm khô các nốt mụn và giảm sự tiết dầu của tuyến bã nhờn, từ đó ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông, nó còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và loại bỏ tế bào chết, giúp da trở nên sạch sẽ và thông thoáng hơn.
Lưu huỳnh thường được kết hợp với các hoạt chất khác như axit salicylic hoặc benzoyl peroxide trong các sản phẩm trị mụn nhằm tăng cường hiệu quả, tuy nhiên hãy bắt đầu với lượng nhỏ để tránh kích ứng da, đặc biệt là đối với da nhạy cảm.
Omega-3 và Omega-6
Omega-3 và Omega-6 là hai loại axit béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Chúng có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm và bảo vệ hàng rào lipid của da.
Axit eicosapentaenoic (EPA) trong omega-3 giúp điều tiết da dầu và ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông, giúp giảm sưng và đỏ do mụn viêm.
Omega-6, đặc biệt là axit linoleic, giúp duy trì độ ẩm cho da và hỗ trợ hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, giúp da mềm mại và khỏe mạnh hơn.
Nguồn cung cấp Omega-3 và Omega-6 qua các thực phẩm như:
- Omega-3: Có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt chia, hạt lanh và quả óc chó.
- Omega-6: Được tìm thấy trong dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu mè và dầu đậu nành.
Probiotic và Prebiotic
Probiotic và prebiotic không phải là khoáng chất nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, tăng cường vi khuẩn có lợi trong hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó giảm viêm và giúp cân bằng hormone – yếu tố góp phần quan trọng trong việc kiểm soát mụn.
Probiotic và Prebiotic thường có trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kefir, kim chi, dưa chua và miso và với Prebiotic thì có nhiều trong tỏi, hành tây, chuối, atiso và các loại rau củ khác.
Cách chăm sóc da mụn hiệu quả ngay tại nhà
- Da mụn thường bị bít tắc lỗ chân lông do dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết nên làm sạch kết hợp với các loại sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn, chứa các thành phần như axit salicylic, benzoyl peroxide, hoặc tea tree oil giúp làm sạch sâu lỗ chân lông.
- Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp da chết tích tụ, ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông và giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn với tần suất từ 1- 2 lần mỗi tuần.
- Cân bằng da với toner giúp cân bằng độ pH cho da, làm se khít lỗ chân lông và chuẩn bị da cho các bước dưỡng sau đó.
- Dưỡng ẩm hằng ngày sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không chứa dầu (oil-free) và không gây mụn (non-comedogenic) để cấp ẩm mà không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Bảo vệ da bằng kem chống nắng khỏi tác hại của tia UV sẽ giúp ngăn ngừa việc tăng sắc tố và giảm nguy cơ sẹo mụn.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, tránh thực phẩm gây viêm và uống đủ nước.
Kết luận
Bổ sung các loại vitamin E, D, A, C, B và các khoáng chất khác như kẽm, lưu huỳnh, omega – 3 và omega – 6…, có thể giúp cải thiện tình trạng mụn hiệu quả từ bên trong. Kết hợp chăm sóc da từ bên trong với các phương pháp chăm sóc da bên ngoài sẽ giúp bạn đạt được làn da khỏe mạnh và sạch mụn. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên YB Spa có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Bị mụn nên uống vitamin gì và cách chăm sóc da mụn hiệu quả”.